Nhằm giúp các em có những kiến thức nền tảng của bài học Tập đọc: Đất quý, đất yêu trước khi đến lớp, Học247 mời các em tham khảo bài học dưới đây, mong các em gặt hái được nhiều kiến thức hay, thú vị trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm bài học hay.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Đất quý, đất yêu
- Chú ý cách đọc các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cạo sạch đất, thiêng liêng, cao quý.
- Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
- Chú ý nghĩa một số từ khó
- Ê-ti-ô-pi-a: một nước ở phía đông bắc châu Phi.
- Cung điện: nơi ở của vua.
- Kham phục: đánh giá cao và rất kính trọng.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Đất quý, đất yêu
Câu 1 (trang 85 SGK lớp 3): Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
Gợi ý:
- Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.
Câu 2 (trang 85 SGK lớp 3): Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra?
Gợi ý:
- Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ bỗng xảy ra: đó là viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.
Câu 3 (trang 85 SGK lớp 3): Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
Gợi ý:
- Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đai đã nuôi sống họ, đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Câu 4 (trang 85 SGK lớp 3):Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào?
Gợi ý:
- Phong tục trên nói lên tình cảm yêu quý và trân trọng của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài Đất quý, đất yêu, chú ý nghĩa một số từ khó và đọc chuẩn xác các từ khó phát âm.
- Nắm được nội dung câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Đất quý, đất yêu để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.