Bài giảng Quê hương giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát một bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài thơ có nội dung: Tình yêu quê hương là một tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương giúp mỗi chúng ta trưởng thành.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Quê hương
- Chú ý các từ khó:
- nón lá, rụng trắng, lớn nổi, quê hương, chùm khế ngọt, con diều biếc, cầu tre nhỏ.
- Nội dung: Tình yêu quê hương là một tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương giúp mỗi chúng ta trưởng thành.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Quê hương
Câu 1 (trang 79 sgk Tiếng Việt 3): Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ thơ đầu).
Gợi ý:
- Những hình ảnh gắn liền với quê hương là: chùm khế ngọt, đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, hình ảnh mẹ che nghiêng nón lá, đêm trăng tỏ có hoa cau rụng.
Câu 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao quê hương được so sánh với mẹ (khổ thơ cuối)?
Gợi ý:
- Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo nuôi dạy ta thành người.
Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt 3): Em hiểu ý hai dòng cuối bài thơ như thế nào?
Gợi ý:
- Ai cũng phải có lòng yêu quê hương, phải có tình cảm gắn bó với quê hương. Nếu không yêu quê hương thì khác nào không yêu người mẹ đã sinh ra mình. Như vậy thì sao có thể trở thành người tốt được.
Câu 4 (trang 79 sgk Tiếng Việt 3): Học thuộc lòng bài thơ.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của bài: Tình yêu quê hương là một tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương giúp mỗi chúng ta trưởng thành.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.