YOMEDIA
NONE

Tuần 17 - Tập đọc: Âm thanh thành phố - Tiếng Việt 3


Bài giảng Âm thanh thành phố giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn có nội dung: Cuộc sống náo nhiệt ở thành phố với nhiều âm thanh ồn ào, sôi động. Tuy nhiên vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Âm thanh thành phố

  • Chú ý các từ khó:
    • náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, gay gắt.
  • Giải nghĩa từ khó: 
    • Vi-ô-lông: loại đàn bốn dây có cần kéo, khi chơi kẹp đàn giữa vai và cằm.
    • Ban công: khoảng sàn hẹp, nhô ra trước tầng gác (lầu)
    • Pi-a-nô (dương cầm): một loại đàn lớn có phím.
    • Bét-tô-ven (1770-1827): nhạc sĩ nổi tiếng người Đức.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Âm thanh thành phố

Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Hàng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?

Gợi ý: 

  • Hằng ngày, anh Hải nghe thấy tất cả những âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô như: tiếng ve kêu, tiếng kéo của những người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô, tiếng còi tàu hỏa, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn Vi-ô-lông, đàn Pi-a-nô.

Câu 2 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những từ ngữ tả âm thanh ấy.

Gợi ý:

  • Các từ ngữ tả các âm thanh ấy: náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm.

Câu 3 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?

Gợi ý:

  • Các âm thanh trên nói lên cuộc sống của thành phố luôn sôi động, ồn ào và căng thẳng nhưng xen vào đó cũng có những lúc người ta chợt nghe thấy một tiếng đàn du dương, êm ái.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài: Cuộc sống náo nhiệt ở thành phố với nhiều âm thanh ồn ào, sôi động. Tuy nhiên vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học 
    Chính tả Nghe - viết: Âm thanh thành phố và phân biệt ui/uôi, d/gi/ r, ăt/ ăc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON