Bài học Tập đọc: Về quê ngoại, bước đầu giúp các em đọc lưu loát bài thơ, đồng thời nắm được ý chính của bài học: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và người nông dân đã làm ra thóc lúa.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Về quê ngoại
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: ríu rít, rực, rơm, mát rợp.
- Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng trôi chảy, tình cảm, tha thiết và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Nghĩa các từ ngữ khó
- Hường trời: ý nói n\mùi thơm của sen tỏa ngát trong không gian.
- Chân đất: ý nói người nông dân.
- Ngắt nhịp thơ:
Em về quê ngoại/ nghỉ hè,/
Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời.//
Gặp bà/ tuổi đã tám mươi, /
Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.//
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Về quê ngoại
Câu 1 (trang 134 SGK lớp 3): Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
Gợi ý:
- Bạn nhỏ ở thành phố về quê thăm quê ngoại.
Câu 2 (trang 134 SGK lớp 3): Quê ngoại bạn ở đâu?
Gợi ý:
- Quê ngoại bạn ở nông thôn.
Câu 3 (trang 134 SGK lớp 3): Bạn thấy ở quê có những gì lạ?
Gợi ý:
- Bạn nhỏ thấy ở quê có nhiều điều lạ: đầm sen nở thơm ngát, có trăng gió, bạn bè thân thiết, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre mát rợp, vầng trăng như thuyền trôi và những con người làm ra hạt gạo.
Câu 4 (trang 134 SGK lớp 3): Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
Gợi ý:
- Bạn thấy những người làm ra hạt gạo rất thật thà. Bạn nhỏ thấy quý mến và thương yêu họ như chính người thân và bà ngoại của mình.
Câu 5 (trang 134 SGK lớp 3): Học thuộc lòng bài thơ.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm bài thơ (chú ý các từ khó)
- Nắm được nội dung bài học: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và người nông dân đã làm ra thóc lúa. Chúc các em học tốt.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn và Dấu phẩy để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.