Bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn và Dấu phẩy sẽ giúp các em có thêm vốn từ vựng về chủ đề: thành thị và nông thôn. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách đặt dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn cho thích hợp.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1 (trang 135 SGK lớp 3): Em hãy kể tên:
a) Một số thành phố lớn của nước ta.
b) Một vùng quê mà em biết.
Gợi ý:
a) Một số thành phố lớn của nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
b) Một vùng quê mà em biết: xã Xuân Hưng, huyện Xuận Lộc, tỉnh Đồng Nai,...
Câu 2 (trang 135 SGK lớp 3): Hãy kể tên các sự vật và công việc:
a) Thường thấy ở thành phố.
b) Thường thấy ở nông thôn.
Gợi ý:
a) Thường thấy ở thành phố:
- Sự vật: đường phố, đèn đường, đèn giao thông ở các ngã tư, nhà cao tầng,...
- Công việc: buôn bán, kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng bằng máy móc, chế tạo ô tô, xe đạp,...
b) Thường thấy ở nông thôn:
- Sự vật: nhà xây, nhà sàn, ruộng vườn, lưỡi liềm, cây lúa, vườn rau, ao cá, mương nước,...
- Công việc: cày, cấy, chăm bón lúa, gặt lúa, chăn trâu, cắt cỏ, gánh gạo,...
Câu 3 (trang 135 SGK lớp 3): Hãy chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba–na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Gợi ý:
- Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày(,) Mường hay Dao(,) Gia-rai hay Ê-đê(,) Xơ-đăng hay Ba–na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam(,) đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau(,) sướng khổ cùng nhau(,) no đói giúp nhau.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Biết được nghĩa của một số từ ngữ thuộc chủ đề Thanh thị - Nông thôn.
- Biết cách điền dấu phẩyn vào chỗ trống cho thích hợp.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Ba điều ước để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn