Nội dung bài giảng Thư Trung thu do HOC247 biên soạn bao gồm lý thuyết và bài tập minh họa được HOC247 biên soạn một cách ngắn gọn và chi tiết. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Chia sẻ với các bạn về một món quà Trung thu mà em thích.
Trả lời
Học sinh tham khảo các mẫu sau:
- Mẫu 1: Món quà Trung thu mà em thích nhất là chiếc mặt nạ hình Tôn Ngộ Không. Khi đeo vào, em thường làm các động tác nhảy nhót như một chú khỉ rất thú vị, lại đem đến tiếng cười cho các bạn.
- Mẫu 2: Món quà Trung Thu mà em thích nhất là chiếc đèn lồng hình quả táo. Khi bật công tắc, đèn sẽ phát ra ánh sáng màu vàng nhạt, vừa hát bài hát Rước đèn rất hay.
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
THƯ TRUNG THU
(trích)
Gửi các cháu nhi đồng.
Mỗi năm, đến Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu. Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này:
Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh?
Tính các cháu ngoan ngoãn,
Mặt các cháu xinh xinh,
Mong các cháu cố gắng,
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình:
Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hoà bình.
Các cháu hãy xứng đáng:
Cháu Bác Hồ Chí Minh!
Hôn các cháu.
Hồ Chí Minh
- Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược
a) Cùng tìm hiểu
Câu 1. Bác Hồ nhớ đến ai vào dịp Tết Trung thu?
- Bác Hồ nhớ đến các cháu nhi đồng dịp Tết Trung thu.
Câu 2. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nết của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nết của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết là: ngoan ngoãn, xinh xinh.
Câu 3. Bác Hồ mong điều gì ở các cháu?
- Bác Hồ mong các cháu cố gắng thi đua và học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình.
Câu 4. Em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ qua bức thư?
- Qua bức thư, em hiểu được Bác Hồ là người rất yêu thương, quan tâm đến các em thiếu nhi.
1.2.2. Viết
Câu 1. Nghe - viết : Thư Trung thu (từ Ai yêu đến hòa bình)
Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh?
Tính các cháu ngoan ngoãn,
Mặt các cháu xinh xinh,
Mong các cháu cố gắng,
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình:
Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hoà bình.
Câu 2. Chọn những bông hoa có từ ngữ viết đúng:
- Bông hoa có từ ngữ viết đúng là bông hoa có các từ: khuỷu tay, suy nghĩ, khuy áo, nguy nga,
Câu 3. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi :
- Chữ l hoặc chữ n.
Mọi ỗi nhớ dần quên
Như sắc màu âu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân ên?
Theo Đặng Hấn
Trả lời
Điền như sau:
Chữ l hoặc chữ n.
Mọi nỗi nhớ dần quên
Như sắc màu nâu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân lên?
Theo Đặng Hấn
- Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần).
Nhà gác đơn sơ, một góc v
Gỗ th mộc mạc, chẳng mùi sơn.
Gi mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Theo Tố Hữu
Trả lời:
Điền như sau:
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn.
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Theo Tố Hữu
1.2.3. Mở rộng vốn từ
Câu 1: Tìm các từ ngữ có trong 5 điều Bác Hồ dạy ở ô chữ dưới đây:
Trả lời
Các từ ngữ có trong 5 điều Bác Hồ dạy là:
Câu 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt 2 - 3 câu kể về việc em và các bạn đã làm để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Trả lời
Học sinh tham khảo các câu sau:
- Cả lớp chúng em đoàn kết, cùng nhau dọn vệ sinh lớp học chào mừng ngày khai trường.
- Mỗi ngày, chúng em đều học tập chăm chỉ, cố gắng hết sức mình để xứng danh cháu của Bác Hồ.
- Vâng theo lời dạy của Bác, em luôn trung thực, thật thà, không bao giờ nói dối.
b. Thay bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?
- Chúng em thi đua học tập tốt .
- Chúng em tham gia Tết trồng cây .
Trả lời
- Chúng em thi đua học tập tốt để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Chúng em tham gia Tết trồng cây để giúp cho khu vườn ngày càng thêm xanh tốt.
1.2.4. Nói và nghe
Câu 1:
a. Bạn Tộ trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng nói thế nào khi được Bác Hồ chia kẹo?
- Khi được Bác Hồ chia kẹo, bạn Tộ đã nói: “Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo ạ.”
b. Nếu em là Tộ, em sẽ nói gì để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng khi được nhận kẹo của Bác Hồ?
- Học sinh tham khảo các câu nói sau:
+ Ôi, cháu vẫn được nhận kẹo như các bạn ạ? Tuyệt vời quá! Cháu cảm ơn Bác rất nhiều ạ!
+ Vậy là cháu vẫn được nhận kẹo ạ? Cháu cảm ơn Bác nhiều lắm. Từ nay, cháu sẽ luôn ngoan ngoãn, vâng lời các cô ạ.
Câu 2: Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý:
a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trong bức ảnh được treo trang trọng ở lớp em, Bác Hồ đang nở nụ cười hiền từ. Cô giáo em kể Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu. Qua lời cô kể, em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em.
- Đoạn văn viết về điều gì?
- Bác Hồ làm những việc gì cho các cháu thiếu nhi?
- Tình cảm của các bạn nhỏ với Bác Hồ như thế nào?
Trả lời:
- Đoạn văn viết về sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
- Bác Hồ làm những việc cho các cháu thiếu nhi là: đặt một bể cá và ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn, viết thư cho các cháu.
- Tình cảm của các bạn nhỏ với Bác Hồ càng thêm kính trọng.
b. Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô dựa vào gợi ý:
- Thầy cô em tên là gì?
- Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?
- Tình cảm của em với thầy cô như thế nào?
Trả lời:
Cô giáo của em tên là Thu. Cô xinh đẹp và dịu dành như tên của cô vậy. Cô đã dạy dỗ và chăm sóc em vô cùng chu đáo, quan tâ, và cẩn thận. Em vô cùng yêu quý và kính trọng cô.
Bài tập minh họa
Câu 1: Đọc một truyện về Bác Hồ, chia sẻ câu chuyện đã đọc.
Trả lời:
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
- Việc em đã thực hiện sau khi đọc thư của Bác Hồ là: cố gắng, chăm chỉ học tập thật tốt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ lớp học và nơi ở.
Luyện tập
Sau khi học xong bài học các em nắm được:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tì̀nh yêu thương, sự̣ quan tâm của Bác Hồ dành cho các cháu thiế́u nhi thể hiệ̣n qua Thư Trung thu;
- Biết liên hệ bản thân: Kí́nh yêu, biế́t ơn Bác Hồ, chăm chỉ học tập rè̀n luyệ̣n theo 5 điều Bác Hồ dạy thiế́u niên, nhi đồng.
-Nói với bạn về một món quà Trung thu mà em thích.
- Nghe – viết đúng đoạn thơ;
- Phân biệt uy/uyu; l/n, ươn/ương.
- Mở rộng vốn từ và sử dụng được từ ngữ về Bác Hồ kính yêu; Nói lời từ chối; nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng; HS đặt được câu về việc mình và bạn đã làm để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; biết sử dụng từ ngữ thích hợp để trả lời cho mẫu câu Để làm gì?