Câu hỏi trắc nghiệm (25 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 24061
Nghiệm của phương trình \(\cos x = - \frac{1}{2}\) là:
- A. \(x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \)
- B. \(x = \pm \frac{\pi }{6} + k\pi \)
- C. \(x = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \)
- D. \(x = \pm \frac{\pi }{6} + k2\pi \)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 24062
Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
- A. \(y = x + 1\)
- B. \(y = {x^2}\)
- C. \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\)
- D. \(y = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 24063
Tìm \(m\)để phương trình \(2{\sin ^2}x + m.\sin \,2x = 2m\) vô nghiệm.
- A. \(m < 0;\,m \ge \frac{4}{3}\)
- B. \(m \le 0;\,m \ge \frac{4}{3}\)
- C. \(0 \le m \le \frac{4}{3}\)
- D. \(\left[ \begin{array}{l}m < 0\\m > \frac{4}{3}\end{array} \right.\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 24064
Tìm nghiệm của phương trình \({\sin ^2}x + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = 0\) thỏa mãn điều kiện \( - \frac{\pi }{2} < x < \frac{\pi }{2}\)
- A. \(x = \frac{\pi }{2}\)
- B. \(x = \pi \)
- C. \(x = 0\)
- D. \(x = \frac{\pi }{3}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 24065
Tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{\tan x - 1}}{{\sin x}}\)là:
- A. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
- B. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
- C. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
- D. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2}|k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 24066
Người ta theo dõi và thấy rằng mực nước của con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu \(h\left( m \right)\) của mực nước trong kênh theo thời gian \(t\left( h \right)\) được cho bởi công thức \(h = 3\,c{\rm{os}}\left( {\frac{{\pi t}}{6} + \frac{\pi }{3}} \right) + 12.\) Hỏi mực nước lên cao nhất lần đầu tiên vào thời điểm nào?
- A. \(t = 22\,\left( h \right)\)
- B. \(t = 15\,\left( h \right)\)
- C. \(t = 14\,\left( h \right)\)
- D. \(t = 10\,\left( h \right)\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 24067
Phương trình nào dưới đây có tập nghiệm trùng với tập nghiệm của phương trình \(2{\cos ^2}x = 1.\)
- A. \(\sin x = - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
- B. \(\sin x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
- C. \(\tan x = 1\)
- D. \({\tan ^2}x = 1\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 24068
Một tổ học sinh có \(7\)nam và \(3\)nữ. Chọn ngẫu nhiên \(2\) người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn là nữ.
- A. \(\frac{1}{{15}}\)
- B. \(\frac{7}{{15}}\)
- C. \(\frac{8}{{15}}\)
- D. \(\frac{1}{5}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 24069
Có bao nhiêu số tự nhiên có sáu chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số \(5\) đứng liền giữa hai chữ số 1 và 4?
- A. \(249\)
- B. \(1500\)
- C. \(3204\)
- D. \(2942\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 24071
Trong khai triển \({\left( {x + \frac{2}{{\sqrt x }}} \right)^6}\), hệ số của \({x^3}\,\,\left( {x > 0} \right)\) là:
- A. \(60\)
- B. \(80\)
- C. \(160\)
- D. \(240\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 24073
Nghiệm của phương trình \(A_n^3 = 20n\) là:
- A. \(n = 6\)
- B. \(n = 5\)
- C. \(n = 8\)
- D. không tồn tại
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 24074
Công thức tính số tổ hợp là:
- A. \(C_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\)
- B. \(C_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!k!}}\)
- C. \(A_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\)
- D. \(A_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!k!}}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 24075
Số các hoán vị của một tập hợp có 6 phần tử là:
- A. 46656.
- B. 6.
- C. 120.
- D. 720.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 24077
Cho tập hợp\(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7} \right\}\). Hỏi từ tập A có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao cho một trong 3 chữ số đầu tiên phải bằng 1.
- A. 2802.
- B. 65.
- C. 2520.
- D. 2280.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 24079
Cho một cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = \frac{1}{3};{u_8} = 26.\) Tìm công sai \(d\).
- A. \(d = \frac{{11}}{3}\)
- B. \(d = \frac{{10}}{3}\)
- C. \(d = \frac{3}{{10}}\)
- D. \(d = \frac{3}{{11}}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 24081
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A. Một dãy số là một hàm số.
- B. Dãy số \({u_n} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^{n - 1}}\) là dãy số không tăng cũng không giảm dưới.
- C. Mỗi dãy số tăng là một dãy số bị chặn
- D. Một hàm số là một dãy số.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 24082
Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) biết \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} + {u_2} + {u_3} = 31\\{u_1} + {u_3} = 26\end{array} \right.\). Giá trị \({u_1}\) và \(q\) là:
- A. \({u_1} = 2;\,\,q = 5\) hoặc \({u_1} = 25;\,\,q = \frac{1}{5}\)
- B. \({u_1} = 5;\,\,q = 1\) hoặc \({u_1} = 25;\,\,q = \frac{1}{5}\)
- C. \({u_1} = 25;\,\,q = 5\) hoặc \({u_1} = 1;\,\,q = \frac{1}{5}\)
- D. \({u_1} = 1;\,\,q = 5\) hoặc \({u_1} = 25;\,\,q = \frac{1}{5}\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 24083
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) biết \({u_5} = 18\) và \(4{S_n} = {S_{2n}}\). Giá trị \({u_1}\) và \(d\) là
- A. \({u_1} = 3;\,\,d = 2\)
- B. \({u_1} = 2;\,\,d = 2\)
- C. \({u_1} = 2;\,\,d = 4\)
- D. \({u_1} = 2;\,\,d = 3\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 24085
Trong mặt phẳng\(Oxy\), tìm phương tình đường tròn \(\left( {C'} \right)\) là ảnh của đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} = 1\) qua phép đối xứng tâm \(I\left( {1;0} \right).\)
- A. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {y^2} = 1\)
- B. \({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 1\)
- C. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {y^2} = 1\)
- D. \({x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 1\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 24088
Cho hình vuông ABCD. Gọi Q là phép quay tâm A biến B thành D, \(Q'\) là phép quay tâm C biến D thành B. Khi đó, hợp thành của hai phép biến hình Q và \(Q'\) (tức là thực hiện phép quay Q trước sau đó tiếp tục thực hiện phép quay \(Q'\) ) là:
- A. Phép quay tâm B góc quay \(90^\circ \)
- B. Phép đối xứng tâm B.
- C. Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {AB} .\)
- D. Phép đối xứng trục BC.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 24090
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(2x - y + 3 = 0.\) Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xung trục Ox có phương trình là:
- A. \(2x + y + 3 = 0.\)
- B. \(2x - y - 3 = 0.\)
- C. \( - 2x + y - 3 = 0.\)
- D. \( - 2x - y + 3 = 0.\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 24091
Có bao nhiêu phép dời hình trong số bốn phép biến hình sau:
(I): Phép tịnh tiến. (II): Phép đối xứng trục
(III): Phép vị tự với tỉ số \( - 1\). (IV): Phép quay với góc quay \(90^\circ \).
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 24092
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm \(M\left( { - 2;5} \right)\), phép vị tự tâm O tỉ số 2 biến M thành điểm nào sau đây:
- A. \(D\left( {1; - \frac{5}{2}} \right).\)
- B. \(D\left( { - 4;10} \right)\)
- C. \(D\left( {4; - 10} \right)\)
- D. \(D\left( { - 1;\frac{5}{2}} \right).\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 24094
Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
- A. Ba điểm phân biệt\(.\)
- B. Một điểm và một đường thẳng\(.\)
- C. Hai đường thẳng cắt nhau\(.\)
- D. Bốn điểm phân biệt\(.\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 24095
Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
- A. Nếu hai mặt phẳng phân biệt \(\left( \alpha \right)\)và \(\left( \beta \right)\)song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha \right)\) đều song song với \(\left( \beta \right)\).
- B. Nếu hai mặt phẳng phân biệt\(\left( \alpha \right)\)và \(\left( \beta \right)\)song song với nhau thì một đường thẳng bất kì nằm trong \(\left( \alpha \right)\)sẽ song song với mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \beta \right)\).
- C. Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt \(\left( \alpha \right)\)và \(\left( \beta \right)\)thì \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\)song song với nhau.
- D. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó.