Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 476367
Căng thẳng là trạng thái tâm lí mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về điều gì?
- A. tinh thần, thể chất.
- B. tiền bạc.
- C. gia đình.
- D. bạn bè.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 476371
Những người trải qua mức độ của trạng thái tâm lí căng thẳng cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về điều gì?
- A. tiền bạc.
- B. giao tiếp xã hội.
- C. mối quan hệ xã hội.
- D. sức khỏe tinh thần và thể chất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 476373
Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của hiện tượng tâm lí nào?
- A. học sinh lười học.
- B. cơ thể bị căng thẳng.
- C. học sinh chăm học.
- D. người trưởng thành.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 476374
Đâu là cách ứng phó tích cực khi rơi vào trạng thái căng thẳng?
- A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.
- B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
- C. yêu thương bản thân.
- D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 476375
Đâu không phải là tác động tiêu cực của trạng thái căng thẳng tâm lí?
- A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.
- B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
- C. Kết quả học tập giảm sút.
- D. Đạt được kết quả cao trong học tập.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 476376
Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra trạng thái tâm lí căng thẳng là gì?
- A. lo lắng thái quá.
- B. áp lực học tập.
- C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
- D. các mối quan hệ bạn bè.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 476377
Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp 7A. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Bạo lực học đường.
- B. Tâm lí căng thẳng.
- C. Tệ nạn xã hội.
- D. Cả A và B đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 476378
H chuẩn bị thi hùng biện toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng và hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người như thế nào?
- A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- B. may mắn và tự tin.
- C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
- D. rất coi trọng thành tích.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 476380
Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái tâm lí căng thẳng là gì?
- A. tâm lí tự ti.
- B. bạo lực gia đình.
- C. vấn đề sức khỏe của bản thân.
- D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 476381
Ngoài học ở trường, K phải thường xuyên đi học thêm ở các trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Tâm lí căng thẳng.
- B. Bị bạo hành.
- C. Tâm lí bi quan.
- D. Bị bạo lực gia đình.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 476382
Quan điểm nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?
- A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
- B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
- C. Mình làm gì cũng thất bại!
- D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 476384
Bố mẹ bạn A hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách ứng xử như thế nào?
- A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- B. sống tự lập.
- C. ứng phó với bạo lực học đường.
- D. tôn trọng sự thật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 476385
Khi thấy bạn thân của mình rơi vào trạng thái tâm lí căng thẳng về việc học. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
- B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
- C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
- D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 476387
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vấn đề căng thẳng tâm lí?
- A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
- B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
- C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
- D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 476388
Khi rơi vào trạng thái tâm lí căng thẳng, sợ hãi, em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Vùi mình vào chơi game để quên nối buồn.
- B. Trốn trong phòng để khóc.
- C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
- D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 476390
Theo khoản 5, Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP: “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
- A. Bạo lực gia đình.
- B. Bạo hành trẻ em.
- C. Bạo lực học đường.
- D. Ngược đãi trẻ em.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 476392
Biểu hiện của vấn đề bạo lực học đường là gì?
- A. đánh đập.
- B. quan tâm.
- C. sẻ chia.
- D. cảm thông.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 476394
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của bạo lực học đường?
- A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
- B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
- C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
- D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 476395
Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
- A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
- B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
- C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
- D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 476396
Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nạn bạo lực học đường là gì?
- A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
- C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 476397
Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
- A. Bộ luật hình sự năm 2015.
- B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- C. Bộ luật lao động năm 2020.
- D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 476398
Bố mẹ bạn C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn nên không có nhiều thời gian không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng. Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?
- A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
- B. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức.
- C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 476399
Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
- D. Tất cả các quyền trên.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 476400
T là nữ sinh lớp 7B, bạn nổi tiếng xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
- A. Bạn T.
- B. Bạn K.
- C. Cả hai bạn T và K.
- D. Không có bạn học sinh nào.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 476401
Để phòng, tránh bạo lực học đường, mỗi chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Kết bạn với những người bạn tốt.
- B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
- C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
- D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 476403
Là học sinh, các em cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?
- A. Tuyên truyền về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường.
- B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn học.
- C. Đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp phù hợp.
- D. Tất cả các việc làm nêu trên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 476405
Bạo lực học đường bao gồm hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra ở đâu?
- A. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
- B. gia đình.
- C. cơ sở y tế và các phòng khám độc lập.
- D. công sở.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 476407
Nếu nhìn thấy trường hợp các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình.
- B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
- C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
- D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 476409
Em tán thành với quan điểm nào dưới đây?
- A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
- B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
- C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
- D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 476410
Hai bạn Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
- A. Bạn Q và N.
- B. Không có bạn nào.
- C. Bạn V và Q.
- D. Bạn V và N.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 476412
Việc quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen tốt nào sau đây?
- A. ứng phó với bạo lực học đường.
- B. học tập tự giác, tích cực.
- C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
- D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 476414
Câu tục ngữ nào dưới đây là bàn về tính tiết kiệm tiền?
- A. Của thiên trả địa.
- B. Thắt lưng buộc bụng.
- C. Của chợ trả chợ.
- D. Còn người thì còn của.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 476417
Câu tục ngữ nào sau đây khuyên mỗi người phải biết quản lí tiền hiệu quả?
- A. Hay đi chợ để nợ cho con.
- B. Tốt vay dày nợ.
- C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
- D. Của đi thay người.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 476419
Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán thói tiêu xài hoang phí?
- A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
- B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
- C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- D. Năng nhặt, chặt bị.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 476421
Quan điểm nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
- B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
- C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
- D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 476422
Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động được những việc nào?
- A. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
- B. trong lao động.
- C. làm những gì mình thích.
- D. tìm kiếm việc làm.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 476424
Chi tiêu có kế hoạch được hiểu như thế nào?
- A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
- B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
- C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
- D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 476426
Ý nào sau đây không đúng với nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?
- A. Chi tiêu có kế hoạch.
- B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.
- C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
- D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 476429
Quản lí tiền là biết sử dụng tiền một cách như thế nào?
- A. hợp lí, có hiệu quả.
- B. mọi lúc, mọi nơi.
- C. vào những việc mình thích.
- D. cho vay nặng lãi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 476430
Để quản lí tiền có hiệu quả, mỗi chúng ta cần làm gì?
- A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
- B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
- C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
- D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.