Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 326740
Người ta dự định đặt bốn bóng điện tròn ở bốn góc của một trần nhà hình vuông mỗi cạnh 4m và một quạt trần ở chính giữa trần nhà. Quạt trần có sải cánh (Khoảng cách từ trục quay đến đầu cánh) là 0,8m. Biết trần nhà cao 3,2m tính từ mặt sàn. Em hãy tính toán thiết kế cách treo quạt để sao cho khi quạt quay. Không có điểm nào trên mặt sàn bị sáng loang loáng.
- A. 1,15 m
- B. 2,15 m
- C. 3,15 m
- D. 4,15 m
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 326741
Cho một tia tới tạo với mặt gương một góc 120° như ở hình vẽ. Góc phản xạ r có giá trị nào?
- A. r = 120°
- B. r = 60°
- C. r = 30°
- D. r = 45°
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 326742
Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r? Khi chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60° (hình vẽ).
- A. i = r = 60o
- B. i = r = 30o
- C. i = 20°, r = 40°
- D. i = r = 120°
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 326743
Khi ta chiếu một tia sáng đến mặt gương phẳng ta thu được một tia phản xạ hợp với góc tới một góc 1000. Độ lớn của góc tới bằng bao nhiêu?
- A. 1000
- B. 200.
- C. 500
- D. 600
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 326744
Cho biết khi nói về tính chất ảnh được tạo bởi gương phẳng, tính chất nào sau đây là đúng?
- A. Không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật
- B. Hứng được trên màn chắc và lớn bằng vật
- C. Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
- D. Hứng được trên màn chắc và lớn hơn vật
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 326745
Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng (hình 3). Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương?
- A. Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 270. Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 630
- B. Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 370. Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 630
- C. Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 270. Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 530
- D. Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 370. Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 530
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 326746
Cho thông tin: Một người cao 1,7m mắt người ấy cách đỉnh đầu 10cm. Mép dưới của gương phải cách mặt đất bao nhiêu mét?
- A. 50cm
- B. 60cm
- C. 70cm
- D. 80cm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 326747
Cho biết: Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc \(\alpha =48^0\) so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang?
- A. Gương nghiêng góc 114 độ so với ngang.
- B. Gương nghiêng góc 44 độ so với ngang.
- C. Gương nghiêng góc 104 độ so với ngang.
- D. Gương nghiêng góc 14 độ so với ngang.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 326748
Phải đặt một gương phẳng nghiêng với mặt đất bao nhiêu độ để tia sáng phản xạ từ gương đó hướng thẳng đứng xuống một cái giếng biết một tia sáng mặt trời nghiêng với mặt đất một góc 450 ?
- A. 650
- B. 670
- C. 680
- D. 660
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 326750
Cho hai gương phẳng G1, G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương. Góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S
- A. 600
- B. 500
- C. 400
- D. 300
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 326751
Vật được gọi là gương cầu lồi là: Xác định phương án đúng nhất, khi nói về gương cầu lồi?
- A. Vật có dạng mặt cầu lồi.
- B. Vật có dạng mặt cầu lõm
- C. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 326752
Dựa theo hình vẽ, mắt đặt tại M trước gương cầu lồi: Vẽ M' là ảnh do hai tia phản xạ IR và KJ gặp nhau tại đó. Hỏi mắt có thể quan sát được những vật nằm trong vùng nào bằng cách nhìn ảnh của vật trong gương?
- A. Vùng ngoài hai tia MI và MK.
- B. Mọi vật ở trước gương.
- C. Trước gương giới hạn bởi góc RM'J
- D. Vùng trong hai tia MI và MK
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 326753
Hãy cho biết vùng nhìn thấy của gương là gì?
- A. Là vùng đặt mắt tại đó ta có thể nhìn thấy mọi vật
- B. Là vùng khi đặt vật tại đó mắt ta có thể nhìn thấy vật
- C. Càng tăng khi đặt vật càng gần gương
- D. Càng tăng khi đặt vật càng xa gương.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 326754
Tiến hành so sánh vùng nhìn thấy của hai gương sau biết: Hai gương có kích thước đường viền bằng nhau,G1 là gương phẳng, G2 là gương cầu lồi, đặt mắt trước gương cùng một khoảng cách?
- A. Vùng nhìn thấy của gương G1 lớn hơn G2
- B. Vùng nhìn thấy của gương G1 nhỏ hơn G2
- C. Vùng nhìn thấy của gương G1 bằng G2
- D. Vùng nhìn thấy của gương G1có lúc lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng G2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 326755
Khi thực hành quan sát ảnh của một vật qua gương cầu lồi phải đặt mắt ở vị trí nào và hướng như thế nào?
- A. Đặt mắt trước gương và nhìn vào mặt gương
- B. Đặt mắt sau gương và nhìn vào mặt sau gương
- C. Đặt mắt trước gương và nhìn vào vật
- D. Đặt mắt sau gương và nhìn vào vật.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 326756
Điền từ: Gương cầu lồi có mặt phản xạ là:....
- A. Mặt ngoài của một phần mặt cầu
- B. Mặt trong của phần mặt cầu
- C. Mặt cong
- D. Mặt lõm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 326757
Chọn phát biểu đúng sau đây: Đặt một vật trước một gương cầu lồi?
- A. Ảnh của vật trong gương có thể hứng được trên màn
- B. Ảnh của vật trong gương không thể hứng được trên màn
- C. Ảnh của vật có kích thước bằng vật
- D. Có thể sờ được, nắm được ảnh của vật trong gương
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 326758
Xác định phát biểu sai: Khi đặt một viên phấn thẳng đứng trước một gương cầu lồi?
- A. Ảnh của viên phấn trong gương có thể hứng được trên màn
- B. Ảnh của viên phấn trong gương không thể hứng được trên màn
- C. Mắt có thể quan sát thấy ảnh của viên phấn trong gương
- D. Không thể sờ được, nắm được ảnh của viên phấn trong gương
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 326759
Điền từ: Vùng nhìn thấy trong gương phẳng………vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi (cùng kích thước)
- A. Lớn hơn
- B. Hẹp hơn
- C. Bằng
- D. Rộng gấp đôi
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 326760
Cho biết câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
- A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
- B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
- C. Hứng được trên màn, bằng vật
- D. Không hứng được trên màn, bằng vật
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 326761
Chúng ta cần làm gì để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải?
- A. Nhìn thẳng vào vật
- B. Nhìn vào gương
- C. Ở phía trước gương
- D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 326762
Xét về kích thước ảnh của ngọn nến được tạo bởi gương cầu lõm, gương cầu lồi và gương phẳng cho biết nhận xét nào đúng?
- A. Kích thước ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm
- B. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm
- C. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn gương phẳng
- D. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi bằng nhau
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 326763
Sau khi quan sát ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, có bốn kết luận sau đây? Chọn kết luận đúng nhất.
- A. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh thật
- B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lõm bằng vật
- C. Ảnh ảo do gương cầu lõm tạo ra nhỏ hơn vật
- D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 326764
Xét ba loại gương: Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm. Cho biết ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương nào có kích thước lớn nhất?
- A. Gương phẳng
- B. Gương cầu lõm
- C. Gương cầu lồi
- D. Ảnh tạo bởi 3 gương bằng nhau
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 326765
Hãy giải thích vì sao người lái ô tô hay xe máy không dùng gương cầu lõm để quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
- A. Vì ảnh không rõ nét
- B. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt
- C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần
- D. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 326766
Điền từ: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ……………….
- A. Song song
- B. Hội tụ
- C. Phân kì
- D. Không truyền theo đường thẳng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 326767
Khi chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, thì ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
- A. Song song
- B. Hội tụ
- C. Phân kì
- D. Không truyền theo đường thẳng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 326768
Cho biết đâu là một trong những ứng dụng của gương cầu lõm?
- A. Dùng làm gương soi trong nhà
- B. Dùng làm thiết bị nung nóng
- C. Dùng làm gương chiếu hậu
- D. Dùng làm gương cứu hộ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 326769
Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về gương cầu lõm là gì?
- A. Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu
- B. Mặt phản xạ là một mặt phẳng
- C. Mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu
- D. Mặt phản xạ là một mặt cong
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 326770
Theo em thì vùng nhìn thấy của một gương cầu lõm so với một gương cầu lồi cùng kích thước thì?
- A. Lớn hơn
- B. Không so sánh được
- C. Bằng nhau
- D. Nhỏ hơn
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 326771
Xét so với một gương phẳng cùng kích thước thì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm.
- A. Lớn hơn
- B. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn
- C. Bằng nhau
- D. Nhỏ hơn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 326772
Xác định phát biểu đúng biết khi chiếu một chùm tia song song lên một gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Nếu đặt tại điểm đó một màn chắn nhỏ thì ta sẽ thấy?
- A. Một vệt sáng
- B. Một điểm sáng rõ
- C. Không thấy gì khác
- D. Màn sáng hơn
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 326773
Khi đặt một ngọn nến sát trước gương cầu lõm thì ảnh của một ngọn nến?
- A. Một ảnh ảo bằng và ngược chiều với vật
- B. Một ảnh ảo luôn luôn lớn hơn vật
- C. Một ảnh ảo bé hơn vật đối xứng với vật qua gương
- D. Một ảnh thật bé hơn vật đối xứng với vật qua gương
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 326774
Cho biết người ta đặt hai ngọn nến giống hệt nhau, một trước gương cầu lõm và một trước gương phẳng với những khoảng cách như nhau và gần sát gương. Khi đó?
- A. Ảnh qua gương cầu lõm lớn hơn ảnh qua gương phẳng
- B. Ảnh qua gương cầu lõm bé hơn ảnh qua gương phẳng
- C. Ảnh qua gương cầu lõm bằng ảnh qua gương phẳng
- D. Ảnh không đối xứng với vật qua qua các gương
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 326775
Phát biểu nào đúng khi so sánh góc tới và góc phản xạ của ba loại gương?
- A. Gương phẳng: góc tới bằng góc phản xạ.
- B. Gương cầu lõm: góc tới lớn hơn góc phản xạ.
- C. Gương lồi: góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 326776
Hãy cho biết âm thanh được phát ra trong trường hợp gì?
- A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu
- B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn
- C. Cái trống để trong sân trường
- D. Cái còi trọng tài bóng đá đang đeo ở cổ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 326777
Em hãy cho biết các hộp đàn trong các đàn ghita, violong, … có tác dụng gì là chủ yếu?
- A. Để tạo kiểu dáng cho đàn
- B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra
- C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn
- D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp khi cần thiết
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 326778
Hãy xác định phát biểu sai khi nói về nguồn gốc âm thanh?
- A. Âm thanh được phát ra từ các vật dao động.
- B. Khi vật dao động, ta luôn có thể nghe được âm thanh phát ra từ vật đó.
- C. Âm thanh có thể phát ra từ các vật cố định (không dao động).
- D. Tất cả các vật được xem là nguồn âm thì đều có thể phát ra âm thanh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 326779
Em hãy giải thích ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
- A. Người ca sĩ phát ra âm.
- B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
- C. Màn hình tivi dao động phát ra âm.
- D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 326780
Đâu là giải thích đúng khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là?
- A. Dùi trống.
- B. Mặt trống.
- C. Tang trống.
- D. Viền trống.