Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 419320
Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
- A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
- B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- C. Thiết lập chế độ thực dân cũ ở châu Á, Mĩ Latinh.
- D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 419322
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ:
- A. chế tạo, xuất khẩu vũ khí
- B. sản xuất, xuất khẩu lương thực
- C. xuất khẩu phần mềm tin học
- D. bán phát minh khoa học kĩ thuật
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 419325
Hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là:
- A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do
- B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
- C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ
- D. Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng hòa
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 419327
Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Không bị chiến tranh tàn phá.
- B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.
- C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
- D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 419330
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
- B. Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
- C. Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
- D. Mĩ biết tận dụng các nguồn viện trợ bên ngoài.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 419347
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
- B. Đối đầu gay gắt với Mĩ trên mọi lĩnh vực.
- C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
- D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để tái chiếm các nước Đông Nam Á.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 419349
Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh khoảng
- A. 1% GDP
- B. 2% GDP
- C. 4% GDP
- D. 5% GDP
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 419350
Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đã vươn lên để trở thành một cường quốc về
- A. khoa học vũ trụ
- B. quân sự
- C. chính trị
- D. khoa học – kĩ thuật
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 419352
Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
- B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
- C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
- D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 419353
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952?
- A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.
- B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…
- C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 419355
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
- A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực.
- B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
- C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước Đông Âu.
- D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 419357
Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Hiệp ước Rôma
- B. Hiệp ước Ma-xtrích
- C. Định ước Henxinki
- D. Hiệp ước Lisbon
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 419359
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?
- A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản
- B. Cạnh tranh với khối SEV
- C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế
- D. Cạnh tranh với Mĩ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 419360
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
- A. Liên minh châu Âu (EU)
- B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- C. Liên hợp quốc
- D. Cộng đồng châu Âu (EC)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 419361
Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
- A. Hy Lạp
- B. Đức
- C. Thổ Nhĩ Kì
- D. Áo
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 419364
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
- A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
- B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
- C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp
- D. Từ đồng minh sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 419366
Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
- A. Trật tự hai cực Ianta hình thành
- B. Nước Đức được thống nhất
- C. Bức tường Béc in sụp đổ
- D. Chiến tranh lạnh chấm dứt
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 419368
Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
- A. Phát triển kinh tế
- B. Hội nhập quốc tế
- C. Phát triển quốc phòng
- D. Ổn định chính trị
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 419371
Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta là
- A. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
- B. cuộc chạy đua vũ trang và sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.
- C. cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữ hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- D. hai siêu cường Xô – Mĩ điều chỉnh chiến lược phát lấy kinh tế làm trọng điểm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 419372
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở của quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. Chung hệ tư tưởng Mác – Lênin.
- C. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- D. Cùng chung mục tiêu đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 419376
Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là
- A. Liên Xô
- B. Mĩ
- C. Trung Quốc
- D. Ấn Độ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 419380
Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
- A. Anh
- B. Mĩ
- C. Pháp
- D. Nhật Bản
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 419381
Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ?
- A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- B. Đưa con người bay vào vũ trụ
- C. Đưa con người lên mặt trăng
- D. Đưa con người lên sao Hỏa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 419384
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ
- A. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
- B. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
- C. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
- D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 419386
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?
- A. Phạm Tuân
- B. Phạm Hùng
- C. Phạm Tuyên
- D. Phạm Văn Lanh
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 419389
Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
- A. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
- B. trực tiếp đối đầu quân sự với các nước phương Tây
- C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ
- D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 419391
Trật tự thế giới hai cực Inanta được hình thành sau
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- B. chiến tranh lạnh.
- C. Chiến tranh thế giới thứ hai.
- D. chiến tranh Nga – Ucaina.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 419394
Đâu là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia nửa sau thế kỉ XX?
- A. Sức mạnh quân sự
- B. Sức mạnh khoa học - kĩ thuật
- C. Sức mạnh kĩ thuật
- D. Sức mạnh chính trị - quân sự
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 419395
Nội dung nào không thuộc chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?
- A. Mĩ trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới
- B. Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
- C. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ
- D. Mâu thuẫn giữa các nước TBCN gay gắt, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 419396
Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX là gì?
- A. Trật tự hai cực Ianta.
- B. Xu thế toàn cầu hóa.
- C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế.
- D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 419397
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
- A. địa chủ phong kiến
- B. nông dân
- C. tiểu tư sản
- D. tư sản dân tộc
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 419398
Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Giai cấp nông dân.
- B. Giai cấp tư sản dân tộc.
- C. Giai cấp công nhân.
- D. Tầng lớp tiểu tư sản.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 419399
Trong những năm 1919 – 1929, đại diện cho thế lực của tài chính Pháp ở Đông Dương là
- A. Ngân hàng Đông Dương
- B. Ngân hàng Quốc doanh
- C. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- D. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 419400
Thực dân Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam nhằm mục đích gì?
- A. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.
- B. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
- C. Khai hóa văn minh cho người Việt.
- D. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 419401
Vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng đối với hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam?
- A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
- B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
- C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
- D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 419403
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?
- A. Đảng Lập hiến.
- B. Hội Phục Việt.
- C. Đảng Thanh niên.
- D. Việt Nam Nghĩa đoàn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 419404
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
- A. Thành lập Công hội (1920)
- B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì (1923)
- C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 419406
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
- A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
- B. Đòi quyền lợi về chính trị.
- C. Đòi quyền bầu cử.
- D. Giải phóng dân tộc.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 419407
Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
- B. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
- C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
- D. Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 419408
Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
- A. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
- B. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội
- C. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau
- D. Có sự đoàn kết với quốc tế