Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 231356
Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là
- A. đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.
- C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.
- D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 231361
Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ là do?
- A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương.
- B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
- C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
- D. kinh tế, tài chính Pháp bị khủng hoảng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 231367
Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
- A. Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập.
- B. Số lượng quân lính không nhiều.
- C. Mang nặng tính chất phòng thủ.
- D. Không có lực lượng hải quân.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 231372
Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì?
- A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh
- B. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- C. Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mỹ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương.
- D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 231377
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ta bắt sống được tướng Pháp nào?
- A. Lơ-cléc.
- B. Na-va.
- C. Đờ Gôn.
- D. Đờ Cát- tơ-ri.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 231382
Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là
- A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16.200 tên địch.
- B. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
- D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 231386
Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ là ai?
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Võ Nguyên Giáp.
- C. Phạm Văn Đồng.
- D. Trường Chinh.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 231391
Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do
- A. sức ép của Liên Xô.
- B. thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ.
- C. thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.
- D. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 231418
Năm 1945, quân đội các nước trong phe Đồng minh và Việt Nam là gì?
- A. Anh, Mỹ.
- B. Pháp, Trung Hoa dân quốc.
- C. Anh, Trung Hoa dân quốc.
- D. Liên Xô, Trung Hoa dân quốc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 231431
Quân đội nước nào trong phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc nước ta?
- A. Anh
- B. Trung Hoa dân quốc.
- C. Pháp
- D. Mỹ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 231436
Năm 1945 quân Trung Hoa dân quốc và tay sai vào nước ta nhằm mục đích gì?
- A. Giải giáp khí giới quân Nhật.
- B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
- C. Đánh quân Anh.
- D. Lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 231439
Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
- A. Tài chính bước đầu được xây dựng.
- B. Tài chính trống rỗng.
- C. Tài chính phát triển.
- D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật, Pháp.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 231445
ậu quả nặng nề về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
- A. văn hóa truyền thống bị mai một.
- B. ảnh hưởng của văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
- C. văn hóa mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu.
- D. hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 231452
Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh gì?
- A. Tổng tuyển cử trong cả nước.
- B. thành lập chính phủ mới.
- C. ban hành bộ luật mới.
- D. ban hành Hiến pháp.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 231455
Sau bầu cử Quốc hội, ở các địa phương chúng ta đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng?
- A. Thành lập quân đội ở các địa phương.
- B. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, lập ủy ban hành chính các cấp.
- C. Thành lập các Xô viết.
- D. Thành lập tòa án.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 231459
Tại phiên họp Quốc hội đầu tiên (3/1946), Quốc hội đã không thông qua nội dung nào?
- A. Xác lập thành tích của Chính phủ cách mạng Lâm thời.
- B. Thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
- C. Lập ra Ban dự thảo hiến pháp.
- D. Bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 231463
Khó khăn lớn nhất của thực dân Pháp trước khi thực hiện kế hoạch Na-va là?
- A. Pháp thua liên tiếp trên các chiến trường.
- B. lực lượng của quân ta mạnh hơn Pháp.
- C. Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- D. thiệt hại to lớn về người và của, lệ thuộc vào Mỹ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 231468
Tháng 5/1953 chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương?
- A. Đờ Cát-xtơ-ri.
- B. Na-va.
- C. Bô-la-e.
- D. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 231471
Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp và Mỹ là gì?
- A. xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- B. giành thắng lợi về phía Pháp.
- C. kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
- D. tạo lợi thế để đàm phán.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 231475
Hy vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu của?
- A. chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- B. kế hoạch Rơ-ve.
- C. kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
- D. kế hoạch Na-va.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 231477
Thực hiện kế hoạch Na-va, từ thu – đông 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu?
- A. Đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Tây Bắc.
- C. Thượng Lào.
- D. Các thành phố lớn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 231482
Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954 là gì?
- A. Mở những cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
- B. Tấn công vào các đô thị lớn – trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp.
- C. Tấn công địch ở vùng rừng núi, nơi ta có lợi thế trong thực hiện cách đánh du kích.
- D. Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 231486
Nội dung cốt lõi của kế hoạch Na-va là gì?
- A. xây dựng lực lượng tập trung cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, giành quyền chủ động trên chiến trường.
- B. giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc sau đó mở cuộc tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định.
- C. tập trung quân ở đồng bằng Bắc bộ, tăng cường quân đội, giành quyền chủ động trên chiến trường.
- D. thực hiện tiến công chiến lược “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành quyền chủ động trên chiến trường.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 231490
Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự gồm bao nhiêu cứ điểm và phân khu?
- A. 49 cứ điểm với 3 phân khu.
- B. 51 cứ điểm với 3 phân khu.
- C. 55 cứ điểm với 3 phân khu.
- D. 60 cứ điểm với 3 phân khu.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 231494
Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp có hành động gì?
- A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).
- B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam.
- C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
- D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 231499
Sau Tạm ước (14/9/1946), ở miền Bắc thực dân Pháp khiêu khích tấn công quân ta ở những đâu?
- A. Hà Nội – Bắc Ninh.
- B. Hải Phòng – Quảng Ninh.
- C. Lạng Sơn – Thái Nguyên.
- D. Hải Phòng – Lạng Sơn.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 231504
Tháng 12/1946, Pháp gây xung đột với ta ở địa điểm nào tại Hà Nội?
- A. Phố Yên Ninh, Hàng Bún.
- B. Hàng Ngang, Hàng Đào.
- C. Bắc Bộ phủ.
- D. Nhà hát lớn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 231509
Ngày 18/12/1946, quân Pháp đã có hành động gì?
- A. Tiến công Hà Nội, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc.
- B. Đàm phán với Chính phủ ta.
- C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
- D. Rút quân ra khỏi Hà Nội.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 231512
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ là do?
- A. Cuộc đàm phán tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô bị thất bại.
- B. Pháp tấn công Nam, Trung bộ.
- C. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
- D. Pháp khiêu khích ta tại Hải Phòng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 231516
Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
- A. Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 18 và 19/12/1946.
- B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ - Hà Nộ phá máy, điện tắt vào 20 giờ ngày 19/12/1946.
- C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12/12/1946.
- D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được ban hành.