Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 413529
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng XHCN trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
- A. Giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
- B. Vừa hoàn thành thắng lợi Chính sách Kinh tế mới.
- C. Chịu tổn thất nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây nên.
- D. Nhận được nhiều viện trợ từ Mĩ và các nước Tây Âu
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 413530
Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử mang lại ý nghĩa như thế nào?
- A. Phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ.
- B. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc số 1 thế giới.
- C. Khẳng định vai trò của Liên Xô trong việc dẫn dắt các nước XHCN.
- D. Khẳng định vai trò giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 413531
Liên Xô phải thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 vì
- A. bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận.
- B. các thế lực phản động chống phá.
- C. khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- D. chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 413532
Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)
- A. Là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 2.
- B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
- C. Liên Xô nhận sự viện trợ, giúp đỡ từ Mĩ.
- D. Liên Xô có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 413533
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?
- A. Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.
- B. Xây dựng CNXH theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.
- C. Đưa đất nước Liên Xô phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
- D. Khắc phục hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 413534
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?
- A. Tăng cường chạy đua vũ trang.
- B. Cải tổ về chế độ chính trị.
- C. Cải cách về kinh tế - chính trị - xã hội.
- D. Hạn chế chạy đua vũ trang.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 413535
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại giải thể do
- A. “khép kín” cửa trong hoạt động.
- B. không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.
- C. sự lạc hậu về trình độ khoa học – kĩ thuật.
- D. sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 413536
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
- A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
- B. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
- C. Nhân dân Liên Xô muốn thay đổi chế độ chính trị.
- D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 413537
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Mỹ Latinh phải đối mặt với khó khăn nào?
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
- C. Chế độ đẳng cấp vác-na.
- D. Chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 413538
Quốc gia nào dưới đây được coi lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Mêhicô.
- B. Brazin.
- C. Cuba.
- D. Chilê.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 413539
Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?
- A. xây dựng và phát triển đất nước.
- B. Thực hiện liên kết khu vực.
- C. Chống chế độ phân biệt chủng tộc.
- D. Đấu tranh để xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 413540
Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
- B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
- C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
- D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 413541
Từ tháng 12/1978 cho đến nay, Trung Quốc thực hiện
- A. đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
- B. cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.
- C. đường lối “đại nhảy vọt”.
- D. công cuộc cải cách – mở cửa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 413542
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?
- A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
- B. Làm tan rã trật tự hai cực Ianta.
- C. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa.
- D. Đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 413543
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?
- A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
- B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á
- C. Làm xói mòn rồi tan rã trật tự hai cực Ianta.
- D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 413544
Yếu tố nào quyết định Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?
- A. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978
- B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
- C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- D. Xu thế toàn cầu hóa
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 413545
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
- A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản
- B. Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh
- C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh
- D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 413546
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
- A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.
- B. Sự khác biệt về trình độ phát triển.
- C. Tác động từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- D. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 413547
Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
- A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước.
- B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực.
- C. Xu thế liên kết khu vực.
- D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 413548
Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX?
- A. Vấn đề Campuchia được giải quyết
- B. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- C. Khối SEATO tan rã
- D. Xu thế toàn cầu hóa
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 413549
Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị ở khu vực?
- A. Liên minh châu Phi
- B. Cộng đồng kinh tế châu Phi
- C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi
- D. Hiệp hội các nước châu Phi
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 413550
Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít
- B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp
- C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 413551
Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?
- A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định
- B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định
- C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn
- D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 413552
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là:
- A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh
- B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn
- C. Di hại của chủ nghĩa thực dân mới để lại
- D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 413553
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh vì đã
- A. lật đổ được chế độ độc tài, tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản
- B. phá bỏ được thể bao vây, cấm vận của Mĩ.
- C. đánh bại chế độ thực dân kiểu cũ của Mĩ
- D. lật đổ được chế độ độc tài, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 413554
Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho đất nước Cuba gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sau khi đã giành được độc lập?
- A. Nhiều nước nước Mĩ Latinh đã cấm vận.
- B. Đất nước Cuba nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.
- C. Mĩ thực hiện cấm vận kéo dài.
- D. Trình độ dân trí thấp do hậu quả của chế độ tay sai thân Mĩ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 413555
Âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của
- A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
- B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới
- C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
- D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 413556
Tháng 4/1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
- A. đã đánh thắng sự can thiệp của Mĩ.
- B. hoàn thành cuộc cải cách dân chủ.
- C. thành lập Đảng Cộng sản Cuba.
- D. cách mạng Cuba thành công.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 413557
Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Không bị chiến tranh tàn phá.
- B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.
- C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
- D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 413558
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
- B. Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
- C. Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
- D. Mĩ biết tận dụng các nguồn viện trợ bên ngoài.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 413559
Nguyên nhân nào không dẫn đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
- A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
- B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
- D. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 413560
Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?
- A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 413561
Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
- B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
- C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
- D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 413562
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952?
- A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.
- B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…
- C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 413563
Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?
- A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
- B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
- C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.
- D. Bảo lưu các lực lượng quân phiệt ở Nhật.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 413564
Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là
- A. khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh
- B. dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau
- C. tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại
- D. đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 413565
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
- A. Liên minh châu Âu (EU)
- B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- C. Liên hợp quốc
- D. Cộng đồng châu Âu (EC)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 413566
Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
- A. Hy Lạp
- B. Đức
- C. Thổ Nhĩ Kì
- D. Áo
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 413567
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?
- A. Liên minh quân sự - chính trị.
- B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế.
- C. Liên minh về khoa học - kỹ thuật.
- D. Liên minh kinh tế - chính trị.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 413568
Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
- B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
- C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
- D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.