Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 288664
Trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi nào?
- A. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn giảm.
- B. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn tăng.
- C. Số đường sức từ xuyên qua mạch lúc tăng, lúc giảm.
- D. Số đường sức từ xuyên qua mạch là không thay đổi.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 288665
Hãy nêu các cách làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
- A. Dùng động cơ nổ.
- B. Dùng Tua bin nước.
- C. Dùng cánh quạt gió.
- D. Cả A, B và C
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 288666
Chỉ ra biểu thức sai trong các công thức nối về mối quan hệ giữa Hiệu điện thế và số vòng dây quấn của máy biến thế.
- A. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
- B. U1.n1 = U2.n2
- C. \({n_2} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}.{n_1}\)
- D. \({U_2} = \frac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 288667
Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng , cuộn thứ cấp có 50000 vòng. Đặt vào hai đầu một cuộn sơ cấp một HĐT 2000 V thì HĐT hai đầu cuộn thứ cấp là :
- A. 20 V
- B. 12500 V
- C. 200000V
- D. 20000V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 288668
Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là:
- A. \({P_{hp}} = \frac{{R.{U^2}}}{P}\)
- B. \({P_{hp}} = \frac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}}\)
- C. \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}.{U^2}}}{R}\)
- D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 288669
Máy phát điện xoay chiều, bắt buộc gồm các bộ phận chính nào để tạo dòng điện:
- A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
- B. Nam châm điện và sợi dây dẫn.
- C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
- D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 288670
Chọn câu đúng.Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi :
- A. góc tới bằng 450 .
- B. góc tới gần bằng 900 .
- C. góc tới bằng 00 .
- D. góc tới có giá trị bất kì.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 288671
A’B’ là ảnh của AB qua TKHT có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f ?
- A. d = f
- B. d = 2f
- C. d > f
- D. d < f
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 288672
Khi chiếu chùm ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ, ở phía sau tấm lọc màu ta thu được ánh sáng gì?
- A. Màu đỏ.
- B. Màu xanh.
- C. Màu ánh sáng trắng .
- D. Màu gần như đen.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 288673
Chọn cách làm đúng trong các cách sau để tạo ra ánh sáng trắng .
- A. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau .
- B. Nung chất rắn đến hàng ngàn độ.
- C. Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau .
- D. Cả ba cách làm đều đúng .
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 288674
Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí thì:
- A. Góc khúc xạ bằng góc tới.
- B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
- C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
- D. Không có góc khúc xạ.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 288675
Chọn câu đúng. Đặt một vật trước một thấu kính phân kì, ta sẽ thu được :
- A. Một ảnh thật, lớn hơn vật.
- B. Một ảnh thật, nhỏ hơn vật.
- C. Một ảnh ảo, lớn hơn vật
- D. Một ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 288676
Nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 20 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
- A. Tăng lên 20 lần.
- B. Giảm đi 400 lần.
- C. Giảm đi 20 lần.
- D. Tăng lên 400 lần.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 288677
Có thể kết luận về mắt như câu nào dưới đây:
- A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
- B. Mắt lão nhìn rõ các vậ.t ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa
- C. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
- D. Người có mắt cận nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 288678
Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở khác nhau \({R_1} \ne {R_2}\) như hình vẽ. Biết tổng điện trở của chúng là \(36\Omega \) . Độ lớn của mỗi điện trở là:
- A. \({R_1}\; = 12\Omega ;{R_2}\; = 24\Omega \)
- B. \({R_1}\; = 24\Omega ;{R_2}\; = 12\Omega \)
- C. \({R_1}\; = 28,8\Omega ;{R_2}\; = 7,2\Omega \)
- D. \({R_1}\; = 7,2\Omega ;{R_2}\; = 28,8\Omega \)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 288679
Dùng bếp điện để đun 2 lít nước, sau 20 phút thì nước sôi. Nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\). Biết hiệu suất của bếp điện là \(70\% \) và nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Công suất của bếp điện là:
- A. \(700W\)
- B. \(800W\)
- C. \(900W\)
- D. \(1000W\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 288680
Có 2 điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) (với \({R_{1\;}} = {R_2}\; = r\)).Gọi \({R_{nt}}\) và \({R_{ss}}\) lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng
- A. \({R_{nt}}\; = 2.{R_{ss}}\)
- B. \({R_{nt}}\; = 4.{\rm{ }}{R_{ss}}\)
- C. \({R_{ss\;}} = 2.{R_{nt}}\)
- D. \({R_{ss\;}} = 4.{R_{nt}}\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 288681
Đặt một hiệu điện thế \(U\) vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình vẽ. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ \({I_1} = I\), khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe kế có số chỉ là \({I_2} = \frac{I}{3}\), còn khi chuyển K sang vị trí 3 thì ampe kế có số chỉ \({I_3} = \frac{I}{8}\). Cho biết \({R_1} = 3\Omega \) , hãy tính \({R_2};{R_3}\) ?
- A. \({R_2} = 12\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)
- B. \({R_2} = 2\Omega ;{R_3} = 5\Omega \)
- C. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 9\Omega \)
- D. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 288682
Một bóng đèn có ghi \(12V - 6W\) mắc vào nguồn điện \(10,5V\) . Điện trở của bóng đèn là
- A. \(12\Omega \)
- B. \(36\Omega \)
- C. \(18,375\Omega \)
- D. \(24\Omega \)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 288683
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?
- A. điện kế
- B. biến thế
- C. điện trở
- D. ampe kế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 288684
Có 3 điện trở \({R_{1\;}} = 15\Omega ;{R_{2\;}} = 25\Omega ;{R_{3\;}} = 20\Omega \). Mắc 3 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(90V\). Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
- A. \(I = 6A\)
- B. \(I = 1,5A\)
- C. \(I = 3,6A\)
- D. \(I = 4,5A\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 288685
Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?
- A. công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
- B. dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
- C. thời gian sử dụng điện trong gia đình.
- D. lượng điện năng mà gia đình đã sử dụng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 288686
Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
- A. đèn sáng bình thường
- B. đèn sáng mạnh hơn bình thường
- C. đèn sáng yếu hơn bình thường
- D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 288687
Ở gia đình em có mắc một bình nóng lạnh vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bình nóng lạnh này được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh và nhiệt lượng mà bình nóng lạnh này tỏa ra trong 30 ngày, cho rằng điện năng mà bình nóng lạnh này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?
- A. \(P = 44W;Q = 495000J\)
- B. \(P = 1100W;Q = 495000J\)
- C. \(P = 1100W;Q = 29700000J\)
- D. \(P = 44W;Q = 29700000J\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 288688
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là \(1,2A\) khi mắc nó vào hiệu điện thế \(12V\). Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm \(0,3A\) thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
- A. \(U = 10V\)
- B. \(U = 12,5V\)
- C. \(U = 15V\)
- D. \(U = 20V\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 288689
Trong số các vật liệu: Đồng, Nhôm, Sắt và Bạc, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?
- A. Đồng
- B. Nhôm
- C. Sắt
- D. Bạc
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 288690
Đơn vị công của dòng điện là:
- A. ampe (A)
- B. jun (J)
- C. vôn (V)
- D. oát (W)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 288691
Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện.
- A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
- B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
- C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
- D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 288692
Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là:
- A. \(P = A.t\)
- B. \(P = A + t\)
- C. \(A = P.t\)
- D. \(t = P.A\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 288693
Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin \(R = 48,5\Omega \). Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế \(220V.\)Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là
- A. \(898011J\)
- B. \(898110J\)
- C. \(898101J\;\)
- D. \(890801J\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 288694
Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
- A. Ba bóng mắc song song
- B. Ba bóng mắc nối tiếp
- C. Hai bóng mắc nối tiếp và song song với bóng thứ ba
- D. Hai bóng mắc song song và nối tiếp với bóng thứ ba
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 288695
Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết rằng \({R_1}\) lớn hơn \({R_2}\) là \(5\Omega \) và hiệu điện thế qua các điện trở lần lượt là \({U_1} = 30V,{U_2} = 20V\). Giá trị mỗi điện trở là
- A. \(25\Omega ;20\Omega \)
- B. \(15\Omega ;10\Omega \)
- C. \(20\Omega ;15\Omega \)
- D. \(10\Omega ;5\Omega \)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288696
Một bóng đèn pin có ghi \(6V - 4,5W\), cường độ dòng điện định mức của đèn là
- A. \(1,3A\;\)
- B. \(0,75A\;\)
- C. \(1,5A\;\)
- D. \(0,8A\;\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288697
Mắc điện trở \({R_{1\;}} = 40\Omega \) và \({R_{2\;\;}} = 80\Omega \) nối tiếp vào hiệu điện thế không đổi \(U = 12V\). Cường độ dòng điện chạy qua điện trở \({R_1}\) là
- A. \(0,1A\;\)
- B. \(0,15A\)
- C. \(0,45A\)
- D. \(0,3A\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288701
Câu phát biểu nào sau đây là đúng? Công suất điện để chỉ
- A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít
- B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu
- C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé
- D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288703
Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở \({R_1}\), dây thứ hai bằng nhôm có điện trở \({R_2}\), dây thứ ba bằng sắt có điện trở \({R_3}\). Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
- A. \({R_{3\;}} > {R_{2\;}} > {R_1}\)
- B. \({R_{1\;}} > {R_{3\;}} > {R_2}\)
- C. \({R_{2\;}} > {R_{1\;}} > {R_3}\)
- D. \({R_{1\;}} > {R_{2\;}} > {R_3}\;\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288706
Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở \(2\Omega \) và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ 2 là bao nhiêu?
- A. \(4\Omega \)
- B. \(6\Omega \)
- C. \(8\Omega \)
- D. \(10\Omega \)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288709
Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp?
- A. \(R = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
- B. \(R = {R_1} + {R_2}\)
- C. \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
- D. \(R = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288710
Trong các phát biểu sau đây về cách đo điện trở, đo hiệu điện thế thì phát biểu nào là sai?
- A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
- B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
- C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
- D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288711
Một vôn kế có điện trở \(150\Omega \) chỉ chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất bằng \(25mA\). Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ác quy là \(3V\) thì có thể mắc trực tiếp ác quy đó vào vôn kế được không?
- A. Mắc được vì cường độ dòng điện qua vôn kế nhỏ hơn cường độ dòng điện cho phép
- B. Không mắc được vì vôn kế dễ cháy
- C. Không mắc được vì hiệu điện thế tối đa của vôn kế lớn hơn hiệu điện thế của ác quy
- D. Chưa xác định được vì còn thiếu một số đại lượng khác có liên quan