Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 219136
Cho đường tròn (O;R), đường kính AB cố định và dây AC. Biết rằng khoảng cách từ O lần lượt đến AC và BC là 8cm và 6cm. Lấy D đối xứng với A qua C. Chọn câu sai ?
- A. AC=12cm; BC=16cm
- B. Khi C di chuyển trên đường tròn O) thì điểm D thuộc đường tròn cố định tâm B và bán kính bằng 2R.
- C. ΔABD cân tại B
- D. Khi C di chuyển trên đường tròn (O) thì điểm D thuộc đường tròn cố định tâm BB và bán kính bằng 3R/2.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 219149
Cho hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn O cắt nhau tại M, biết \( \widehat {AMB} = {50^0}\). Tính \( \widehat {AMO}; \widehat {BOM} \)
- A. \( \widehat {AMO} = {35^ \circ };\widehat {MOB} = {55^ \circ }\)
- B. \( \widehat {AMO} = {65^ \circ };\widehat {MOB} = {25^ \circ }\)
- C. \( \widehat {AMO} = {25^ \circ };\widehat {MOB} = {65^ \circ }\)
- D. \( \widehat {AMO} = {55^ \circ };\widehat {MOB} = {35^ \circ }\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 219152
Chọn câu đúng. Trong hai cung của một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau,
- A. Hai cung bằng nhau nếu chúng đều là cung nhỏ
- B. Hai cung bằng nhau nếu chúng số đo nhỏ hơn 900
- C. Hai cung bằng nhau nếu chúng đều là cung lớn
- D. Hai cung bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 219163
Chọn câu đúng. Trong hai cung của một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau, cung nào nhỏ hơn
- A. Có số đo lớn hơn
- B. Có số đo nhỏ hơn 900
- C. Có số đo nhỏ hơn
- D. Có số đo lớn hơn 900
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 219171
Chọn khẳng định đúng.
- A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy
- D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 219179
Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo nhỏ hơn 90o. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai?
- A. AC = BE
- B. Số đo cung AD bằng số đo cung BE
- C. Số đo cung AC bằng số đo cung BE
- D. \(\widehat {AOD} < \widehat {AOD}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 219187
Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
- A. AD = BC
- B. Số đo cung AD bằng số đo cung BC
- C. BD > AC
- D. \(\widehat {AOD} = \widehat {COB}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 219192
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có cung MN < cung PQ, khi đó:
- A. MN > PQ
- B. MN < PQ
- C. MN = PQ
- D. PQ = 2MN
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 219201
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF. Hai đoạn thẳng nào sau đây bằng nhau?
- A. BF=FC
- B. BH=HC
- C. BF=CH
- D. BF=BH
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 219209
Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB,AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt (O) ở E. Khi đó DA.DE bằng
- A. DC2
- B. DB.DC
- C. DB2
- D. AB.AC
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 219218
Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB,AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt (O) ở E. Khi đó AB2 bằng
- A. AD.AE
- B. AD.AC
- C. AE.BE
- D. AD.BD
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 219222
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Số đo góc ABM là:
- A. 800
- B. 900
- C. 1100
- D. 1200
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 219237
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một điểm C trên nửa đường tròn. Gọi D là một điểm trên đường kính AB; qua D kẻ đường vuông góc với AB cắt BC tại F, cắt AC tại E. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại Ccắt EF tại I.Khi đó
- A. EF=3IE
- B. IE=2IF
- C. EF=3IF
- D. IE=IF
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 219243
Cho tam giác MNP nội tiếp đường tròn (O), tiếp tuyến tại M của (O) cắt NP tại E . EM = 4cm. Tích EP.EN bằng
- A. 16cm2
- B. 8cm2
- C. 12cm2
- D. 4cm2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 219251
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại P. Hai tam giác nào sau đây đồng dạng với nhau?
- A. ΔPAB∽ΔABC
- B. ΔPAC∽ΔPBA
- C. ΔPAC∽ΔABC
- D. ΔPAC∽ΔPAB
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 219256
Từ điểm M nằm ngoài (O) kẻ các tiếp tuyến MD; MB và cát tuyến MAC với đường tròn. A nằm giữa M và C. Chọn câu đúng.
- A. \(MA.MC = MB.MD\)
- B. \(MA.MC = BC^2\)
- C. \(MA.MC = MA^2\)
- D. \(MA.MC = MD^2\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 219266
Cho (O;R) có hai đường kính AB,CD vuông góc với nhau. Trên đường kính AB lấy điểm E sao cho\(AE=R\sqrt2\). Vẽ dây CF đi qua E . Tiếp tuyến của đường tròn tại F cắt đường thẳng CD tại M, dây AF cắt CD tại N Chọn khẳng định sai.
- A. AC//MF
- B. ΔACE cân tại A
- C. ΔABC cân tại C
- D. AC//FD
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 219271
Cho đường tròn (O) và một dây AB. Vẽ đường kính CD vuông góc AB, D thuộc cung nhỏ AB. Trên cung nhỏ BC lấy điểm M. Các đường thẳng CM,DM cắt đường thẳng AB lần lượt tại E và F. Tiếp tuyến của đường tròn tại (M ) cắt đường thẳng AB tại N. Hai đoạn thẳng nào dưới đây không bằng nhau?
- A. NM;NE
- B. NM;NF
- C. EN;AE
- D. NE;NF
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 219274
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) . Các tiếp tuyến tại B,C của (O) cắt nhau tại M. Biết góc BAC bằng 2 góc BMC. Tính góc BAC.
- A. 450
- B. 500
- C. 720
- D. 1200
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 219278
Trên đường tròn (O;R) vẽ ba dây liên tiếp bằng nhau AB = BC = CD, mỗi dây có độ dài nhỏ hơn R. Các đường thẳng AB,CD cắt nhau tại I, các tiếp tuyến của (O) tại B và D cắt nhau tại K. Góc BIC bằng góc nào dưới đây?
- A. \(\widehat {DKC}\)
- B. \(\widehat {DKB}\)
- C. \(\widehat {BKC}\)
- D. \(\widehat {ICB}\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 219289
Cho tam giác đều ABC . Tìm quỹ tích các điểm M nằm trong tam giác đó sao cho MA2 = MB2 + MC2
- A. Quỹ tích điểm M là hai cung chứa góc 1500 dựng trên BC , trừ hai điểm B và C .
- B. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính BC .
- C. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính BC trừ hai điểm B và C
- D. Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1500 dựng trên BC .
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 219293
Cho các hình vuông ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của các hình vuông đó.
- A. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 1200 dựng trên AB .
- B. Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB , trừ hai điểm A và B .
- C. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 600 dựng trên AB .
- D. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 300 dựng trên AB .
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 219298
Cho hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của hình thoi đó.
- A. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 1200 dựng trên AB
- B. Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB , trừ hai điểm A và B
- C. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 600 dựng trên AB
- D. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 300 dựng trên AB
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 219300
Cho tam giác ABC vuông tại A, có cạnh BC cố định. Gọi M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm quỹ tích điểm M khi A di động.
- A. Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1200 dựng trên BC
- B. Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1350 dựng trên BC.
- C. Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1150 dựng trên BC.
- D. Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 900 dựng trên BC.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 219311
Cho đường tròn (O;R), AC và BD là hai đường kính. Xác định vị trí của hai đường kính AC và BD để diện tích tứ giác ABCD lớn nhất.
- A. AC⊥BD
- B. AC tạo với BD góc 450
- C. AC tạo với BD góc 300
- D. AC tạo với BD góc 600
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 219315
Cho tam giác ABC có 2 đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Tứ giác nào sau đây là tứ giác nội tiếp
- A. AHBC
- B. BCDE
- C. BCDA
- D. Không có tứ giác nội tiếp
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 219318
Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB taị E. kẻ HF vuông góc với AC tại F. Chọn câu đúng:
- A. Tứ giác BEFC là tứ giác nội tiếp
- B. Tứ giác BEFC không nội tiếp.
- C. Tứ giác AFHE là hình vuông
- D. Tứ giác AFHE không nội tiếp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 219321
Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính BC. Lấy điểm A trên tia đối của tia CB. Kẻ tiếp tuyến AF,Bx của nửa đường tròn (O) (với F là tiếp điểm). Tia AF cắt tia Bx của nửa đường tròn tại D. Khi đó tứ giác OBDF là:
- A. Hình thang
- B. Tứ giác nội tiếp
- C. Hình thang cân
- D. Hình bình hành
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 219332
Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi K là giao điểm của AC và BE. Khi đó hệ thức nào dưới đây là đúng?
- A. \( C{B^2} = AK.AC\)
- B. \( O{B^2} = AK.AC\)
- C. \(AB+BC=AC\)
- D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 219338
Cho (O;4) có dây AC bằng cạnh hình vuông nội tiếp và dây BC bằng cạnh tam giác đều nội tiếp đường tròn đó điểm C và A nằm cùng phía với BO. Tính số đo góc ACB
- A. 300
- B. 450
- C. 600
- D. 150
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 219343
Tính độ dài cạnh của tam giác đều nội tiếp (O;R) theo R.
- A. \( \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
- B. \(\sqrt3R\)
- C. \(\sqrt6R\)
- D. \(3R\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 219346
Tính cạnh của hình vuông nội tiếp (O;R)
- A. \( \frac{R}{{\sqrt 2 }}\)
- B. \(2R\)
- C. \(\sqrt2 R\)
- D. \(2\sqrt2 R\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 219350
Cho tam giác ABC có AB= 8cm; AC = 6cm và BC = 10cm. Tính chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC?
- A. 8π (cm)
- B. 10π (cm)
- C. 6π (cm)
- D. 12π (cm)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 219355
Cho đường tròn (O; R) với dây cung BC cố định. Điểm A thuộc cung lớn BC. Đường phân giác của góc BAC cắt đường tròn (O) tại D. Các tiếp tuyến của đường tròn (O; R) tại C và D cắt nhau tại E. Tia CD cắt AB tại K, đường thẳng AD cắt CE tại I. Chọn khẳng định sai?
- A. BC//DE
- B. AKIC là tứ giác nội tiếp
- C. AKIC không là tứ giác nội tiếp
- D. OD⊥BC
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 219360
Cho đường tròn bán kính OA . Từ trung điểm M của OA vẽ dây BC vuông góc OA. Biết độ dài đường tròn O là \(4\pi cm\) Độ dài cung lớn BC là
- A. \(\frac{{4\pi }}{3}\)
- B. \(\frac{{5\pi }}{3}\)
- C. \(\frac{{7\pi }}{3}\)
- D. \(\frac{{8\pi }}{3}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 219372
Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a cm là
- A. \( \frac{{4\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- B. \( \frac{{2\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- C. \( \frac{{\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- D. \( \frac{{5\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 219383
Một hình quạt có chu vi bằng 28cm và diện tích bằng 49cm2. Bán kính của hình quạt bằng?
- A. R=5(cm)
- B. R=6(cm)
- C. R=7(cm)
- D. R=8(cm)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 219389
Cho đường tròn ( O ) đường kính \(AB=2\sqrt2 cm\) Điểm C thuộc (O) sao cho \( \widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình giới hạn bởi đường tròn (O) và AC,BC .
- A. \( \pi - \sqrt 3 \)
- B. \(2\pi -2 \sqrt 3 \)
- C. \(\pi - 3\sqrt 3 \)
- D. \(2\pi - \sqrt 3 \)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 219394
Cho hình vuông có cạnh là 5 ,cm nội tiếp đường tròn (O). Hãy tính diện tích hình tròn (O).
- A. \( \frac{{25\pi }}{4}{\mkern 1mu} \left( {c{m^2}} \right)\)
- B. \( \frac{{25\pi }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^2}} \right)\)
- C. \( \frac{{15\pi }}{2}{\mkern 1mu} \left( {c{m^2}} \right)\)
- D. \( \frac{{25\pi }}{2}{\mkern 1mu} \left( {c{m^2}} \right)\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 219399
Cho đường tròn (O) đường kính \(AB=4\sqrt3 cm\). Điểm C thuộc (O) sao cho \( \widehat {ABC} = {30^0}\). Tính diện tích hình viên phân AC . (Hình viên phân là phần hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và dây căng cung ấy).
- A. \(\pi - 3\sqrt 3 cm^2\)
- B. \( 2\pi - 3\sqrt 3 cm^2\)
- C. \(4\pi - 3\sqrt 3 cm^2\)
- D. \(2\pi - \sqrt 3 cm^2\)