Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 141391
Phát biếu nào về quá trình nuôi cấy hạt phấn là không đúng?
- A. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra các dòng lưỡng bội thuần chủng.
- B. Dòng tế bào đơn bội được xử lý bằng hóa chất với liều lượng thích hợp tạo ra các dòng tế bào lưỡng bội.
- C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
- D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có sức chống chịu rất tốt khi môi trường thay đổi.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 141392
Sử dụng tia tử ngoại gây đột biến gen thì cần tác động vào pha nào của chu kỳ nào của tế bào?
- A. Pha G1.
- B. Pha G2.
- C. Pha S.
- D. Pha M.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 141394
Trong tạo giống bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, phương pháp nào sau đây không được sử dụng?
- A. Chuyển gen bằng súng bắn gen.
- B. Chuyển gen bằng thể thực khuẩn.
- C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
- D. Chuyển gen bằng plasmid với điều kiện đã làm biến đổi thành tế bào.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 141395
Trong quá trình chọn giống bằng gây đột biến trên đối tượng là vi khuẩn, quá trình nào sau đây là không cần thiết?
- A. Sử dụng tác nhân đột biến với một liều lượng nhất định.
- B. Tạo dòng thuần chủng.
- C. Chọn lọc các cá thể đột biến.
- D. Nhân dòng các cá thể mang đột biến trong môi trường thích hợp.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 141396
Vì sao phải chọn lọc các cá thể mang đột biến?
- A. Do đột biến là ngẫu nhiên và vô hướng.
- B. Do tác nhân vật lý, hóa học tác động không đều lên mọi cá thể.
- C. Do đột biến luôn có lợi, phải chọn lọc ra cá thể nào mang được đột biến có lợi nhất.
- D. Do mọi cá thể mang một kết quả của quá trình đột biến, phải chọn lọc những cá thể có khả năng sinh sản cao hơn, sức chống chịu tốt hơn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 141397
Những loài thực vật nào có thể thực hiện chọn giống bằng biến dị tổ hợp?
- A. Những loài sinh sản sinh dưỡng.
- B. Những loài sinh sản hữu tính.
- C. Những loài sinh sản bằng bào tử.
- D. Loài thực vật nào cũng có thể thực hiện bằng phương pháp trên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 141398
Cho các thành tựu:
1. Tạo chủng vi khuẩn ecoli sản xuất insulin cho người.
2. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
3. Tạo giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ.
4. Tạo giống mang gen của 2 loài bằng quá trình lai tế bào.
Thành tựu của kỹ thuật di truyền là:
- A. 1 và 2.
- B. 2 và 3.
- C. 1 và 4.
- D. 1 và 3.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 141399
Có bao nhiêu nguồn gen tự nhiên trong những nguồn gen sau?
(1) Khoai tây hoang dại ở Mehico.
(2) Những con cá rô thuần chủng được lai tạo trong hồ nuôi tự nhiên.
(3) Giống lúa Đông Xuân OM2517 được lai tạo từ các dòng thiên nhiên.
(4) Giống heo Thuộc Nhiêu được lai tạo từ giống heo Việt Nam và heo Pháp.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 141400
Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo trong điều kiện 8-10°C. Dòng nào chịu lạnh được sẽ mọc, còn các dòng không chịu lạnh được thì sẽ không mọc lên thành cây. Giải thích nào là hợp lý cho thí nghiệm trên?
- A. Do hạt phấn của 1 cây có chung một kiểu gen, nên toàn bộ hạt phấn đều được chọn.
- B. Nhiệt độ là một tác nhân chọn lọc trong quá trình chọn lọc nhân tạo.
- C. Phương pháp này không tối ưu, do một số gen lặn cũng quy định việc chịu lạnh, khi đó, các gen trội tương ứng trong cặp alen sẽ át chế làm cho chúng không được biệu hiện, làm lãng phí vốn gen.
- D. Sau khi chọn lọc và tiến hành đa bội hóa sẽ tạo được dòng tế bào lưỡng bội thích ứng tốt với mọi điều kiện ngoại cảnh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 141401
Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào chắc chắn rằng đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình?
- A. Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.
- B. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài.
- C. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa trên cùng một cây.
- D. Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 141402
Nếu sử dụng gen quy định insulin của người và cấy vào tế bào vi khuẩn, nhận xét nào là đúng?
- A. Gen sẽ không được phiên mã do không có nguyên liệu phù hợp.
- B. Gen sẽ không được dịch mã do bộ mã di truyền không tương thích.
- C. Gen sẽ vẫn được phiên mã bình thường.
- D. Hoạt động gen sẽ bị rối loạn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 141403
Một gen có 2 alen, một nhà khoa học dùng kỹ thuật chuyển gen mang alen lặn vào trong vi khuẩn Ecoli, nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Gen lặn sau khi chuyển không biểu hiện nên protein không được tổng hợp.
- B. Gen lặn sẽ không được biểu hiện do thiếu liều gen của alen còn lại.
- C. Gen lặn sẽ được phiên mã, riboxom của tế bào vi khuẩn dịch mã để tổng hợp protein tương ứng.
- D. Gen lặn không được biểu hiện thành tính trạng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 141404
Ưu điểm của kỹ thuật di truyền là:
- A. Có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau.
- B. Có thể sản xuất được các hóoc-môn cần thiết cho người với số lượng lớn.
- C. Sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp.
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 141405
Giả sử trong quá trình tạo cừu Đoly:
- Trong nhân tế bào của cừu có cặp gen quy định màu lông gồm 2 alen, A màu đen trắng trội hoàn toàn so với a màu xám.
- Trong tế bào chất của cừu có gen quy định màu mắt gồm 2 alen, B màu đen trội hoàn toàn so với b màu nâu.
- Cừu cho nhân màu trắng (được tạo ra từ cừu mẹ màu trắng và cừu cha màu xám), có mắt màu đen.
- Cừu cho trứng có màu xám, có mắt màu nâu.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
- Không xác định được màu lông của cừu Đoly.
- Không xác định được màu mắt của cừu Đoly.
- Cừu Đoly sinh ra với lông màu trắng.
- Cừu Đoly sinh ra với màu mắt đen.
- Cừu Đoly được tạo ra từ nhân của cừu cho nhân và tế bào trứng của cừu cho trứng.
- Cừu cho nhân có kiểu gen AaBb.
- Cừu cho trứng có kiểu gen aabb.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 141406
Đặc điểm của những cá thể cây lúa chịu lạnh được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn:
- Những cây lúa này có cùng kiểu gen.
- Những cây lúa đều thuần chủng.
- Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau nếu như cùng trong một giai đoạn sinh trưởng.
- Những cây lúa có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen.
- Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau, kể cả khi chúng khác giai đoạn sinh trưởng.
Những nhận xét đúng:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 141407
Người ta hạt phấn của một cây có bộ NST lưỡng bội 2n=24, đem thụ phấn bằng phương pháp thụ nhồi với noãn của một cây có bộ NST 2n=12. Sau đó vì muốn cây lai này có thể sinh sản hữu tính, người ta tiến hành dùng consixin để đa bội hóa. Sau đó, vì muốn kết hợp dòng gen của cây song nhị bội trên với một cây khác, người ta lấy mô của cây song nhị bội, phá hủy thành xenlulozo rồi đi lai tế bào với rễ của cây mới có bộ NST 2n=72. Tế bào được tạo thành này được nuôi trong môi trường đặc biệt phát triển thành một cây. Đặc điểm của cây lai trên:
- A. Có bộ NST 6n=108, cây này bất thụ.
- B. Có bộ NST 6n=144, cây này hữu thụ.
- C. Có bộ NST 6n=108, cây này hữu thụ.
- D. Có bộ NST 6n=144, cây này bất thụ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 141408
Mục đích của quá trình gây đột biến ở cây trồng và vật nuôi là:
- A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
- B. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.
- C. Làm tăng năng suất ở cây trồng và vật nuôi.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 141409
Quá trình phân loại các cá thể đã nhận được ADN tái tổ hợp, người ta thường sử dụng qua mấy tác nhân chọn lọc?
- A. Chỉ 1 tác nhân chọn lọc.
- B. Thường sử dụng 2 tác nhân chọn lọc.
- C. Không cần tác nhân chọn lọc nào do hiệu suất của quá trình chuyển gen là 100%.
- D. Tối đa là 1 tác nhân chọn lọc do quá trình chuyển ADN tái tổ hợp thường thành công với hiệu suất rất cao.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 141410
Sử dụng đột biến đa bội lẻ cho bao nhiêu loài cây nào sao đây để nâng cao năng suất:
- Ngô. (2) Đậu tương.
- Củ cải đường. (4) Đại mạch.
- Dưa hấu. (6) Nho.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 141411
Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
- A. Gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.
- B. Gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.
- C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virút.
- D. Cà chua này là thể đột biến
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 141412
Vì sao khi sử dụng đoạn ADN mang gen quy định tổng hợp Insulin từ người cấy vào tế bào vi khuẩn Ecoli người ta phải tiến hành tinh chế, hoặc tiến hành phiên mã thành ARN trong tế bào người, rồi mới đem cây đoạn mARN tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn ADN. Lời giải thích nào là phù hợp?
- A. Do đoạn ADN của người quá dài và phức tạp so với tế bào vi khuẩn.
- B. Do đoạn ADN của người là đoạn gen phân mảnh, còn vi khuẩn có hệ gen không phân mảnh.
- C. Do người và vi khuẩn sử dụng hai bộ mã di truyền hoàn toán khác nhau.
- D. Do tế bào vi khuẩn không đủ năng lượng để phiên mã và dịch mã một đoạn gen phức tạp.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 141413
Cho các nhận xét sau:
- Cừu Đoly mang những tính trạng giống cừu cho nhân.
- Có thể sử dụng cấy truyền phôi để tái tạo ra các cơ quan và nội tạng của người, mà khi thực hiện quá trình cấy ghép các cơ quan này không bị hệ miễn dịch của người loại thải.
- Dung hợp tế bào tế bào thực vật không cần phá hủy thành xenlulozo bên ngoài.
- Tạo giống động vật có 2 phương pháp chính là cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.
- Cừu Đoly được tạo ra bằng phương pháp cấy truyền phôi.
- Các cá thế được tạo ra từ phương pháp cấy truyền phôi đều có kiểu gen hoàn toán khác nhau.
Nhận xét đúng là:
- A. (6), (2), (3).
- B. (2), (3), (5).
- C. (1), (2), (4).
- D. (6), (4), (5).
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 141414
Những bất lợi khi sử dụng thể thực khuẩn trong quá trình chuyển gen là gì?
- A. Không xác định được chính xác tế bào vật chủ.
- B. Phải mang những đoạn gen lớn, không mang được những loại gen nhỏ do kích thước không phù hợp.
- C. Có khả năng phá hỏng hệ gen của người, do đó khi sử dụng phải làm yếu đi.
- D. Phải sử dụng CaCl2 hoặc xung điện làm dãn màng tế bào thì thể thực khuẩn mới chuyển được đoạn gen vào.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 141415
Cho các thành tựu sau:
- Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra etilen.
- Tạo giống dâu tằm tam bội.
- Tạo giống gạo vàng, tổng hợp được Beta-Caroten.
- Tạo nho không hạt.
- Tạo cừu Đoly.
- Sản xuất protein huyết thanh của người từ cừu.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 141416
Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là:
- Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.
- Tạo được một nhóm cá thể với vô số biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình chọn giống.
- Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
- Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người.
Các phương án sai là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 141417
Khi thực hiện lai xa, con lai xa thường bất thụ là do:
- A. Tế bào sinh dục không có khả năng phân chia tạo giao tử.
- B. Do bộ NST của 2 loài không tương thích về hình thái, số lượng, phân bố locus.
- C. Do bộ nhiễm sắc thể chứa bộ đơn bội của 2 loài khác nhau, làm bất hoạt khả năng phân chia của tế bào.
- D. Do con lai xa thường sinh sản vô tính.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 141418
Kacpechenco đã thực hiện thí nghiệm bằng hai phương pháp đó là:
- A. Lai xa và nuôi cấy hạt phấn.
- B. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp và đa bội hóa.
- C. Lai xa và đa bội hóa.
- D. Lai tế bào và đa bội hóa.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 141419
Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen:
- A. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thương phẩm có thể không an toàn cho người.
- B. Hiện tượng dòng gen, làm phát tán các gen kháng ra các loài tự nhiên, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nông nghiệp.
- C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại kháng sinh.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 141420
Consixin gây ra hiện tượng gì:
- A. Cản trở sự hình thành eo thắt phân chia tế bào, gây ra đột biến dị bội.
- B. Cản trở sự hình thành trung tử, gây ra đột biến đa bội.
- C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc, gây ta đột biến đa bội.
- D. Cản trở sự hình thành cromatit, gây đột biến dị bội.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 141421
Những tác nhân hóa học có phản ứng chọn lọc với từng loại nucleotit xác định có thể ứng dụng nhằm gây đột biến:
- A. Đột biến đa bội.
- B. Đột biến dị bội.
- C. Đột biến gen.
- D. Đột biến số lượng NST.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 141422
Số nhận xét đúng về plasmit:
- Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.
- Tồn tại trong tế bào chất.
- Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
- Trên plasmit không chứa gen.
- Plasmit có khả năng phân chia độc lập với hệ gen tế bào.
- Thường mang theo các gen kháng thuốc.
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 141423
Thụ tinh nhân tạo là một thành tựu áp dụng phưong pháp nào?
- A. Sử dụng công nghệ gen.
- B. Sử dụng công nghệ tế bào.
- C. Nuôi cấy tế bào gốc.
- D. Nuôi cây mô.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 141424
Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong quá trình chọn giống?
- A. Để nhân nhanh các dòng đã có.
- B. Vì đây là phương pháp nhanh nhất để tạo ra các dòng thuần chủng.
- C. Vì chỉ có tự thụ mới tạo ra dòng thuần chủng.
- D. Vì chỉ có tự thụ và giao phối gần mới tạo ra một lượng biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình chọn giống.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 141425
Thể truyền là:
- A. Là vectơ mang gen cần chuyển.
- B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.
- C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp.
- D. Tất cả giải đáp đều đúng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 141426
Trong quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp, người ta sử dụng phép lai này để tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình. Từ đó, chọn lọc những cá thể mang các tính trạng mong muốn, đem đi kiểm tra tính thuần chủng của các cá thể, rồi tiến hành nhân dòng thuần:
- A. AaBbCcDd x AaBbCcDd.
- B. AaBbCcDd x aaBBccDD
- C. AaBbCcDd x aabbccDD.
- D. AABBCCDD x aabbccdd.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 141427
Vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy phát biểu đúng?
- Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
- Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
- Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
- Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 1
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 141428
Cho các nhận xét sau:
- Tác động ưu thế nhất của enzim restrictaza là cắt ở những vị trí xác định trên đoạn ADN.
- Trong môi trường tạo ADN tái tổ hợp, chỉ cần trong môi trường có ligaza, ADN cho và plasmit thì luôn tạo thành ADN tái tổ hợp.
- Enzim ADN ligaza có vai trò tạo cầu nối photphodieste để hình thành nên đoạn ADN tái tổ hợp.
- ADN tái tổ hợp có khả năng phân chia độc lập trong tế bào vật chủ.
- 2 loại thể truyền phổ biến nhất là Plasmit và thể thực khuẩn.
- Có thể sử dụng phagơ - lamđa làm thể truyền cho vật chủ là vi khuẩn lam.
Số nhận xét sai là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 141429
Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây?
- A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế hệ P.
- B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1.
- C. Cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn.
- D. Sinh sản sinh dưỡng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 141430
Trong phương pháp lai tế bào, để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta sử dụng:
- A. Virút Xenđê.
- B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol.
- C. Xung điện cao áp.
- D. Hoóc-môn phù hợp.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 141431
Giống là một quần thể vật nuôi, cây trồng hay chủng vi sinh vật do con người tạo ra:
- A. có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi trường.
- B. có những tính trạng di truyền đặc trưng, phẩm chất tốt, năng suất cao, ổn định.
- C. thích hợp với những điều kiện đất đai, khí hậu kỹ thuật sản xuất nhất định.
- D. Tất cả những ý trên.