Hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 2 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải Bài tập 1 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây
Hình 1. Cấu tạo tế bào nhân sơ
-
Giải Bài tập 2 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.
b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.
c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.
e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.
g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.
h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.
i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.
-
Giải Bài tập 3 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?
-
Giải Bài tập 4 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?
-
Giải Bài tập 5 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,..) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?
-
Giải Bài tập 6 trang 55 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.
-
Giải bài 1 trang 36 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Một cặp vợ chồng hiếm muộn đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy nguyên nhân xuất phát từ người chồng, bác sĩ nói với anh ta rằng tinh trùng của anh có khả năng di chuyển rất kém nên không thể di chuyển đến trứng để thụ tinh. Theo em, người đàn ông này khả năng cao đã bị hỏng bộ phậ nào của tế bào? Giải thích.
-
Giải bài 2 trang 36 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Biểu đồ Hình 1 mô tả số lượng ti thể trong một số tế bào ở người. Giải thích nào sau đây là phù hợp?
A. Số lượng ti thể trong tế bào da giảm sẽ làm số lượng ti thể trong tế bào cơ xương tăng lên.
B. Gan cần nhiều năng lượng nhất để thực hiện các hoạt động sống.
C. Cơ xương vận động tích cực nên cần rất nhiều năng lượng.
D. Tế bào càng lớn thì cần càng nhiều năng lượng.
-
Giải bài 3 trang 36 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Để nghiên cứu về khả năng xâm nhiễm của một tác nhân gây bệnh đối với cơ thể sinh vật, một nhà khoa học đã tiến hành tiêm tác nhân gây bệnh X vào một loài thực vật A và một loài động vật B. Sau đó, ông quan sát trong nhiều giờ. Tỉ lệ phần trăm tế bào bị xâm lấn bởi tác nhân X được thống kê trong bảng bên dưới:
Khi đọc kết quả trên, em có nhận xét gì về khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với loài A và loài B? Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả trên?
-
Giải bài 3 trang 36 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Để nghiên cứu về khả năng xâm nhiễm của một tác nhân gây bệnh đối với cơ thể sinh vật, một nhà khoa học đã tiến hành tiêm tác nhân gây bệnh X vào một loài thực vật A và một loài động vật B. Sau đó, ông quan sát trong nhiều giờ. Tỉ lệ phần trăm tế bào bị xâm lấn bởi tác nhân X được thống kê trong bảng bên dưới:
Khi đọc kết quả trên, em có nhận xét gì về khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với loài A và loài B? Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả trên?
-
Giải bài 4 trang 36 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chất Y là một protein ngoại tiết, được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; sau đó, được hoàn thiện cấu trúc ở bộ máy Golgi, cuối cùng được đưa khỏi tế bào nhờ cơ chế xuất bào. Một nhà nghiên cứu đã dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của protein Y trong một tế bào đang nuôi cấy, ông quan sát thấy protein Y không hề đi ra khỏi tế bào. Lúc này, ông cho rằng đây là một hiện tượng bình thường, nhưng cộng sự của ông thì nghĩ ngược lại. Theo em, ý kiến của ai là hợp lí? Tại sao?