YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 26: TH: Điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh


Để giúp các em nắm vững nội dung kiến thức bài học. HOC247 xin giới thiệu đến các em bài giảng TH: Điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của vi sinh vật... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Tranh ảnh, sách báo, tài liệu về các loại virus gây bệnh, động vật trung gian truyền bệnh, con đường lây bệnh, triệu chứng và cách phòng chống bệnh.

- Các dụng cụ và vật liệu để làm tờ rơi tuyên truyền,

1.2. Cách tiến hành

a. Điều tra một số bệnh do virus ở người

- Tiến hành thu thập hình ảnh, tin tức qua internet và các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau về một số bệnh do virus gây ra hoặc trực tiếp điều tra một số bệnh do virus thường gặp tại địa phương với các nội dung: tên và đặc điểm của loại virus gây bệnh, vật trung gian truyền bệnh (nếu có), con đường lây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh. Đối với các bệnh có vật trung gian truyền bệnh, cần điều tra kì môi trường sống, đặc điểm sinh sản và tập tính của vật trung gian để đưa ra được các biện pháp diệt trừ chúng, giúp phỏng tránh bệnh hiệu quả. Ví dụ: Vật trung gian truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi văn Aedes aegypti, chân có khoang đen trắng. Muỗi cái thường hút máu người vào ban ngày, đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch như nước mưa hay nước máy. Những mảnh bát vỡ, chum vại chứa nước mưa hoặc nước máy thường là nơi đẻ trứng của muỗi vằn,... Từ những thông tin này, đề xuất các biện pháp hạn chế môi trường sống của muỗi cũng như các biện pháp tiêu diệt ấu trùng, loăng quăng và muỗi trưởng thành.

- Ghi chép, lưu giữ lại các thông tin, tư liệu, hình ảnh thu thập được.

- Tổ chức, sắp xếp lại các nguồn thông tin, tư liệu thu thập được để viết báo cáo điều tra và thiết kế tờ rơi tuyên truyền cách phòng chống bệnh.

b. Điều tra một số bệnh ở cây trồng do virus gây ra tại địa phương

- Sưu tầm và thu thập các mẫu vật, hình ảnh về các đặc điểm của một số cây bị nhiễm virus như khoai tây, cà chua, cam, chanh ở địa phương.

- Tìm hiểu và ghi chép lại tên và đặc điểm của virus gây bệnh, vật trung gian truyền bệnh (nếu có), con đường lây truyền, triệu chứng bệnh và cách phòng tránh. Điều tra môi trường sống, đặc điểm sinh sản và tập tinh của vật trung gian truyền bệnh để có biện pháp diệt trừ chúng và hạn chế bệnh hiệu quả.

- Tổ chức sắp xếp lại các tư liệu thu thập được để viết báo cáo điều tra và nội dung tuyên truyền phòng chống các bệnh do virus ở cây trồng.

- Chú ý: Tuỳ theo tình hình dịch bệnh xảy ra mỗi năm ở địa phương mà các lớp có thể thực hiện các đề tài điều tra với các bệnh virus khác nhau ở người cũng như động vật và cây trồng. Ví dụ:

+ Tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh về các đặc điểm nhận biết người bị bệnh quai bị, sốt xuất huyết, viêm gan B, bệnh tay-chân-miệng,...cũng như hình ảnh một số vật nuôi có triệu chứng mắc bệnh virus như cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, bệnh lở mồm long móng ở trâu, bỏ,... và cách phòng chống bệnh do virus.

+ Tìm hiểu Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia phỏng các bệnh do virus.

1.3. Thu hoạch

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Cách tiến hành

3. Kết quả

a) Báo cáo kết quả điều tra một số bệnh do virus ở người và ở vật nuôi, cây trồng theo gợi ý sau:

b) Thiết kế tờ rơi tuyên truyền phòng tránh một bệnh do virus gây ra ở người.

4. Kết luận 

Bài tập minh họa

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus (ở người, vật nuôi và cây trồng) gây ra.

- Tuyên truyền được cách phòng chống một số loại bệnh do virus.

2. Cách tiến hành

a) Điều tra một số bệnh do virus ở người

- Tiến hành thu thập hình ảnh, tin tức qua internet và các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau về một số bệnh do virus gây ra hoặc trực tiếp điều tra một số do virus thường gặp ở địa phương với các nội dung sau:

+ Tên và đặc điểm của loại virus gây bệnh, vật trung gian truyền bệnh (nếu có). Đối với các bệnh có vật trung gian truyền bệnh, cần điều tra kĩ môi trường sống, đặc điểm sinh sản và tập tính của vật trung gian để đưa ra các biện pháp diệt trừ chúng.

+ Con đường lây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh.

- Ghi chép, lưu giữ lại các thông tin, tư liệu, hình ảnh thu thâp được.

- Tổ chức, sắp xếp lại các nguồn thông tin, tư liệu thu thập được để viết báo cáo điều tra và thiết kế tờ rơi tuyên truyền cách phòng chống bệnh.

b) Điều tra một số bệnh ở cây trồng do virus gây ra tại địa phương

- Sưu tầm và thu thập các mẫu vật, hình ảnh về các đặc điểm của một số cây bị nhiễm virus như khoai tây, cà chua, cam, chanh ở địa phương.

- Tìm hiểu và ghi chép lại tên và đặc điểm của virus gây bệnh, vật trung gian truyền bệnh (nếu có), con đường lây truyền, triệu chứng bệnh và cách phòng tránh. Điều tra môi trường sống, đặc điểm sinh sản và tập tính của vật trnng gian truyền bệnh để có biện pháp diệt trừ chúng và hạn chế bệnh hiệu quả.

- Tổ chức sắp xếp lại các tư liệu thu thập được để viết báo cáo điều tra và nội dung tuyên truyền phòng chống các bệnh do virus ở cây trồng.

- Chú ý: Tùy theo tình hình dịch bệnh xảy ra mỗi năm ở địa phương mà các lớp có thể thực hiện các đề tài điều tra với các bệnh virus khác nhau ở người cũng như động vật và cây trồng.

3. Kết quả

a) Báo cáo kết quả điều tra một số bệnh do virus ở người và ở vật nuôi, cây trồng theo gợi ý sau:

 

Bệnh

Loại virus gây bệnh

Vật trung gian truyền bệnh

Triệu chứng và cách thức truyền bệnh

Biện pháp phòng chống

Bệnh viêm gan B

Hepatitis virus

(HBV)

Không có

- Triệu chứng: mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, sưng chướng bụng,…

- Cách thức truyền bệnh: truyền nhiễm qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con

Quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm, khám định kì đặc biệt là khi có thai,…

Bệnh sốt xuất huyết

Virus dengue

 

Muỗi

- Triệu chứng: sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

- Cách thức truyền bệnh: truyền qua đường máu.

Tiêu diệt muỗi truyền bệnh bằng cách vệ sinh nhà ở, không để nước tù đọng, phát quang bụi rậm,…

Bệnh dại

Virus dại

Động vật, cụ thể là chó, mèo.

- Triệu chứng: Đau, sốt, sợ nước, sợ ồn, tức giận, khó chịu, trầm cảm,…

- Cách thức truyền bệnh: lây truyền qua vết cắn, bọt của động vật.

Cần tiêm phòng bệnh dại, xử lí vết thương bị động vật cắn kịp thời.

Bệnh quai bị

Virus quai bị (Mumps virus)

Không có

- Triệu chứng: Đau đầu, sốt, viêm tuyến nước bọt, buồn nôn,…

- Cách thức truyền lây truyền: qua đường hô hấp.

Cần tiêm phòng vaccine, vệ sinh cá nhân thường xuyên, cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người,…

Bệnh sởi

Virus sởi

Không có

- Triệu chứng: Sốt, chảy nước mũi, phát ban.

- Cách thức lây truyền: truyền qua đường hô hấp.

Tiêm vaccine phòng bệnh.

Bệnh viêm cổ tử cung

Virus HPV

Không có

- Triệu chứng: Ngứa, khí hư ra nhiều, đau khi giao hợp, chảy máu ngoài chu kì kinh nguyệt.

- Cách thức lây truyền: truyền qua đường tình dục.

Sử  dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thường xuyên vệ sinh đúng cách, và nên tiêm phòng vaccine.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra ở người

Virus corona

Không khí, động vật,…

- Triệu chứng: Sốt, ho, khó thở.

- Cách thức lây truyền: truyền qua đường hô hấp.

Tiêm phòng vaccine và thực hiện 5k để có biện pháp an toàn.

b) Thiết kế tờ rơi tuyên truyền phòng tránh một bệnh do virus gây ra ở người.

Lời giải

Tờ rơi tuyên truyền phòng tránh một bệnh do virus gây ra ở người:

4. Kết luận

Hiện nay có rất nhiều bệnh do virus gây ra, như bệnh viêm gan B, bệnh sởi, bệnh quai bị, viêm đường hô hấp do virus corona. Do đó, chúng ta cần phải tiêm vaccine để giảm nguy cơ lây nhiễm đồng thời thực hiện các biện pháp đề phòng khác đặc trưng cho từng bệnh kết hợp với luyện tập nâng cao sức khỏe.

Luyện tập Bài 26 Sinh học 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus (ở người, vật nuôi và cây trồng) gây ra.

- Tuyên truyền được cách phòng chống một số loại bệnh do virus.

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời câu hỏi a trang 156 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời câu hỏi b trang 156 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 26 Sinh học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF