YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: TH: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân


Qua nội dung bài giảng TH: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu Tiến hành Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), là kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,...

- Hoá chất: Carmin acetic, cồn, acetic acid 5 %, dung dịch Carnoy, HCI 1,5N, aceto-orcein 2 %, nước cất,...

- Mẫu vật: Rễ củ hành, hoa hành, lá cây thài lài tía (cây lê bạn),...

1.2. Cách tiến hành

a. Thí nghiệm quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân

Bước 1: Làm mẫu quan sát: Ngâm củ hành cho ra rễ, chọn 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.

Bước 2: Làm tiêu bản: Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5 %, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5 – 2 mm.

Bước 3: Làm tiêu bản: Đây lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.

Bước 4: Đưa tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát ở các vật kính 10x, 40×

Quan sát tiêu bản và vẽ hình vào bảng báo cáo.

Hình 20.1. Tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân

Tiến hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào vảy hành trên kính hiển vi

b. Thí nghiệm quan sát quá trình giảm phân ở tế bào bao phấn

Bước 1: Dùng kim nhọn tách lấy bao hoa (chọn hoa có kích thước khoảng 9 – 10 mm), tách lấy bao phấn, rồi cố định mẫu trong dung dịch Carnoy cải tiến trong 15 phút. Có thể dùng mẫu tươi (hạt phần lấy trực tiếp từ bao phần chưa được cố định).

Bước 2: Lấy 3 bao phấn đặt lên phiến kính, dầm bao phấn bằng kim nhọn.

Bước 3: Ngâm trong HCI 1,5N trong 5 phút, nhuộm bằng aceto-orcein 2% trong 20 phút.

Bước 4: Hút hết phẩm nhuộm thừa, nhỏ 1 giọt acetic acid 5 %, đây là kính và dùng ngón tay cái ấn nhẹ để dàn đều tế bào.

Bước 5: Quan sát tiêu bản ở các vật kính 10x, 40% và vẽ hình vào bảng báo cáo.

Hình 20.2. Tiêu bản tế bào bao phấn giảm phân

Tiến hành làm tiêu bản, quan sát giảm phân ở tế bào hạt phấn bông hẹ

c. Quan sát các kì phản bào ở tế bào động vật trên tiêu bản cố định

Giáo viên sử dụng tiêu bản cố định ở tế bào của một số động vật như: giun, châu chấu, trâu, bò,... để cho học sinh quan sát quá trình nguyên phản; hoặc sử dụng tiêu bản cố định ở tế bào sinh tinh của lợn, bò,... để cho học sinh quan sát quá trình giảm phân.

d. Báo cáo kết quả thực hành

Học sinh viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM QUAN SÁT TIÊU BẢN PHÂN BÀO

Thứ ... ngày ... tháng ... năm ...

Nhóm:...

Lớp:...

1. Quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân

a. Tiến trình thực hiện

- Dụng cụ: ...

- Mẫu vật: ...

b. Hình ảnh quan sát được:

Hinh vẽ Giải thích
   

2. Quan sát tiêu bản quá trình giảm phân

a. Tiến trình thực hiện:

- Dụng cụ:...

- Mẫu vật: ...

b. Hình ảnh quan sát được:

Hinh vẽ Giải thích
   

Bài tập minh họa

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM QUAN SÁT TIÊU BẢN PHÂN BÀO

Thứ... ngày ... tháng ... năm ...

Nhóm:...

Lớp: ...

Họ và tên thành viên: ...

1. Quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân

a. Tiến trình thực hiện

- Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,...

- Hoá chất: Carmin acetic, acetic acid 5 %, nước cất,...

- Mẫu vật: Rễ củ hành, lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn),...

b. Hình ảnh quan sát được

Hinh vẽ Giải thích

Hình vẽ quá trình nguyên phân

- Kì trung gian: NST tiến hành nhân đôi.

- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bảo xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bảo.

- Kì sau: 2 chromatid trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về 2 cực tế bào.

- Kì cuối: NST duỗi xoắn nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất

2. Quan sát tiêu bản quá trình giảm phân

a. Tiến trình thực hiện

- Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,...

- Hoá chất: Carmin acetic, cồn, acetic acid 5 %, dung dịch Carnoy, HCl 1,5N, aceto-orcein 2 %, nước cất,...

- Mẫu vật: Hoa hành

b. Hình ảnh quan sát được

Hinh vẽ Giải thích

Hình vẽ quá trình giảm phân

Kì trung gian I: NST tiến hành nhân đôi.

- Kì đầu I: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biển mất. Trung tử và thoi phân bảo xuất hiện. Thoi phân bảo đính vào 2 phía của tâm động.

- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích của thoi phân bào.

- Kì sau I: NST kép di chuyển về cực của tế bào.

- Kì cuối I: NST kép duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

- Kì trung gian II: gần như không có.

- Kì đầu II: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bảo xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

- Kì giữa II: nang trên m-VST co xoắn cực đại và xếp thành một | mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau II: 2 chromatid trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

- Kì cuối II: NST duỗi xoắn, nằm trong nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

Luyện tập Bài 20 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,...)

- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phần ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành.....)

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Báo cáo kết quả thực hành trang 97 Sinh học 10 SGK Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.1 trang 60 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.2 trang 60 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.3 trang 60 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.4 trang 60 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.5 trang 60 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.6 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.7 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.8 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.9 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.9 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.10 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.11 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.12 trang 61 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 20 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON