Qua bài học các em củng cố kiến thức về từ từ vựng: Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Tóm tắt bài
1.1. Từ tượng thanh và từ tượng hình
- Từ tượng thanh: từ mô phỏng âm thanh của sự vật (ầm ầm, rì rào, lao xao, bì bạch, rầm rộ…).
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (mấp mé, lè tè, xanh xao, chót vót, lênh khênh, vàng vọt…).
1.2. Một số phép tu từ vựng
- Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính chất gợi cảm (Ví dụ: Mặt xanh như tàu lá).
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi cảm (Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng?).
- Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng tính gợi cảm (Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li).
- Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (Ví dụ: Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù).
- Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự (Ví dụ: Ông ấy đã đi rồi - chết).
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh (Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta - Núi rừng đây là của chúng ta).
- Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm (Ví dụ: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn).
2. Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Để củng cố kiến thức về từ từ vựng, các em có tham khảo bài soạn Tổng kết về từ vựng (tiếp theo).
3. Hỏi đáp Bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ Văn 9
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247