Bài soạn Kiểm tra truyện trung đại sẽ giúp các em ôn lại nhữ
1. Tóm tắt nội dung
1.1. Tên các tác giả và các tác phẩm, đoạn trích
- Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương
- Phạm Đình Hổ - Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
- Ngô gia văn phái - Hoàng Lê Nhất thống chí (Hồi thứ 14)
- Nguyễn Du - Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1.2. Giới thiệu nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
2. Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra truyện trung đại
Câu 1. Bảng thống kê những đoạn trích, tác phẩm trung đại.
TT | Tên văn bản | Tác giả | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương | Khai thác vốn văn học dân gian. Sáng tạo về nhân vật, cách kể chuyện, kết thúc không sáo mòn, nhiều yếu tố kì ảo. |
2 | Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ |
Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm. Thái độ của tác giả. |
Lựa chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu, miêu tả cụ thể sinh động. |
3 | Hoàng Lê Nhất thống chí (Hồi thứ 14) | Ngô gia văn phái |
Hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt. Hình ảnh thảm hại của quân Thanh và bọn vua quan bán nước. |
Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. Khắc họa nhân vật lịch sử. |
4 |
Truyện Kiều Chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân
Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Nguyễn Du |
Hiện thực và nhân đạo. Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của chị em Thúy Kiều và dự cảm về một cuộc đời của mỗi người.
Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Quang cảnh lễ hội, cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích theo cảm nhận của Thúy Kiều. |
Ngôn ngữ và thể loại. Ước lệ, tượng trưng, đòn bẩy. Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ tài tình.
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu tính hình ảnh. Miêu tả theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. Dử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. |
5 | Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Đạo lí nhân nghĩa | Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói, hành động. |
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
- Vũ Nương làm vợ Trương Sinh luôn gìn giữ khuôn phép để vợ chồng không bao giờ bất hòa.
- Chị em Thúy Kiều sống cuộc sống của con nhà nề nế, trướng rủ màn che kín đâó mặc cho tường đông ong bướn đi về mặc ai.
- Hiếu thảo, thủy chung
- Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ, chồng đi lính xa nhà vẫn giữ gìn một tiết chung thủy chờ chồng.
- Thúy Kiều bán mình để cứu cha và em, lưu lạc đất khách quê người lòng vẫn luôn lo lắng hướng vê cha mẹ ở quê nhà.
- Nhan sắc tuyệt vời
- Vũ Nương có tư dung tốt đẹp, Trương Sinh mới nhờ mẹ đem một trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
- Chị em Thúy Kiều mười phân vẹn mười.
- Thông mình, tài sắc.
- Kiều thông minh vốn sẵn tính trời, nàng còn sành về cầm thì thi họa.
- Số phận đầy bi kịch của con người.
- Họ bị coi như một món hàng để mua bán, mặc cả.
- Bị nghi oan và phải chết bơ vơ trước sóng gió vô định của cuộc đời.
- Ý nghĩa
- Thông qua những bi kịch của họ tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc và lên án xã hội bất công.
Câu 3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quang trung đại phá quân Thanh, Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Thấy xã hội phong kiến khi đó bước vào sựu khủng khoảng, bộc lộ sự xấu xa, tồi tệ.
- Đồng tiền lộng hành, uy hiếp cuộc sống của người lương thiện.
- Những kẻ có tiền táng tận lương tâm.
- Vua chúa quan lại ăn chơi xa đọa, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành.
- Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống, sợ chết, phản dân hại nước.
Câu 4. Phân tích hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ và Lục Vân Tiên.
- Nhân vật Nguyễn Huệ
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có tài cầm quân: tính toán ngày giờ đánh giặc và thắng giặc như thần, cso thể thương lượng mọi tình huống.
- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có sức thu phục lòng người khác, ông đã tha chết cho hai vị tướng Lân, Sở mặc dù học thua trận.
- Nhân vật Lục Vân Tiên
- Là một anh hùng hảo hán có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tấm lòng vì nghĩa quên thân. Chỉ có một mình tay không đối chọi với bọn cướp hung hãn, đông đảo, gươm giáo đầy đủ.
- Một nho sinh chính trực, phong thái đường hoàng khinh tài trọng nghĩa, dôn hậu, bao dung, ân cần thăm hỏi người bị hài, thái độ ứng xử đúng mực với hai cô gái, từ chối mọi đề đáp ơn huệ.
Câu 5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du, tóm tắt Truyện Kiều.
- Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
- Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cuộc đời
- Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
- Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
- Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.
-
Tác phẩm
- Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
- Tóm tắt “Truyện Kiều”, chú ý ba phần:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Câu 6. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Kiều qua một số đoạn trích.
- Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người.
- Ca ngợi vẻ đẹp, hình thức của Kiều.
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng trí tuệ của Kiều.
- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Thế lực đồng tiền đã đẩy con người vào cảnh khốn cùng.
- Những kẻ tán tận lương tâm, lọc lõi, xảo quyệt.
- Thương cảm trước những khổ đau bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
- Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lý, chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
Câu 7. Qua đoạn trích đã học hãy phân tích nghệ thuật Truyện Kiều
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, nâng tiếng Việt lên một tầm cao mới. Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mỹ.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên nổi lên hai nét chính:
- Trực tiếp tả cảnh thiên nhiên.
- Tả cảnh để ngụ tình.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều).
- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh).
- Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
- Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
- Lý tưởng hóa nhân vật chính diện, hiện thực hóa nhân vật phản diện.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Kiểm tra truyện trung đại.
3. Hỏi đáp về bài Kiểm tra truyện trung đại
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.