YOMEDIA
NONE

Chương trình địa phương (phần văn) - Ngữ văn 9


Bài học bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về đại phương mình.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tên các tác giả và các tác phẩm

a. Anh Đức

  • Tên thật là Bùi Đức Ái sinh ngày 5 tháng 5 nắm 1935
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm
    • Tiểu thuyết Hòn Đất.
    • Đứa con của đất.
    • Truyện ngắn: một chuyện chép ở bệnh viện.

b. Nguyễn Quang Sáng

  • Tên là Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
  • Quê quán: An Giang.
  • Tác Phẩm
    • Chiếc lược ngà.
    • Con gà trống.
    • Mùa gió chướng.

c. Viễn Phương

  • Tên là Phan Thanh Viễn sinh năm 1928.
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm:
    • Tập thơ như mấy mùa xuân.

d. Trịnh Bửu Hoài

  • Tên là Trịnh Bửu Hoài
  • Quê quán: An Giang.
  • Tác Phẩm
    • Tình yêu trong veo.

e. Bảo Định Giang

  • Bút danh: Văn Kỳ Thanh sinh năm 1919
  • Quê quán: Long An
  • Tác phẩm:
    • Đường giải phóng.
    • Màu khói.

f. Chim Trắng

  • Tên là Hồ Văn Ba sinh năm 1938
  • Quê quán: Bến Tre
  • Tác Phẩm
    • Một góc quê hương.
    • Những ngã đường.

g. Diệp Minh Tuyền

  • Tên là Diệp Minh Tuyền sinh 1941
  • Quê quán: Tiền Giang
  • Tác phẩm:
    • Mùa nước nổi.
    • Đêm châu thổ.

h. Lê Anh Xuân

  • Tên là Lê Anh Xuân sinh năm 1940 mất năm 1976.
  • Quê quán: Tiền Giang.
  • Tác Phẩm
    • Tiếng gà gáy.
    • Hoa dừa
    • Trường ca Nguyễn Văn Trỗi.

i. Lê Chí

  • Tên là Lê Chí Cường sinh năm 1940.
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm:
    • Mùa Xuân đến sớm.
    • Những con đường lặng.

1.2. Giới thiệu nội dung và nghệ thuật một số truyện ngắn

a. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" Nguyễn Quang Sáng

  • Nội dung
    • Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
    • Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
  • Nghệ thuật
    • Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
    • Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.
    • Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.
    • Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

b. Bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương

  • Nội dung
    • Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
  • Nghệ thuật
    • Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
    • Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
    • Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực vớihình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”,”tràng hoa”,”trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi vớihình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.

2. Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn)

Để nắm được nội dung chính của bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Chương trình địa phương (phần văn).

3. Hỏi đáp Bài Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON