YOMEDIA
NONE

Ôn tập Bài 9 - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử), các em đã học các kiến thức bao gồm các đặc trưng cơ bản của truyện lịch sử; các đặc điểm của các kiểu câu thường gặp và cách viết bài văn kể lại một chuyến đi. Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại các nội dung trên, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Bài 9 thuộc Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của truyện lịch sử

1.1.1. Khái niệm

Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân ...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

1.1.2. Đặc điểm

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ.

+ Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể.

+ Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyển truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyển truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại ... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

- Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thưởng do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

- Sự kiện: Đối với các nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu lịch sử ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,... của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thể, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu.

- Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

Xem chi tiết truyện lịch sử:

Hoàng Lê Nhất thống chí

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Đại Nam quốc sử diễn ca

Bến Nhà Rồng năm ấy…

1.2. Ôn tập đặc điểm, tác dụng của các loại câu thường gặp

Câu kể (Câu trần thuật): Kể, miêu tả, thông báo, nhận định…

Câu hỏi (Câu nghi vấn): Hỏi.

Câu cảm: Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết).

Câu khiến: Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh…

- Câu khẳng định: Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu.

- Câu phủ định: Phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu.

1.3. Ôn lại cách viết bài bài văn kể lại một chuyến đi

- Giới thiệu được lí do mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa bày tỏ được cảm xúc của người viết.

- Kể được diễn biến chuyến tham quan.

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích.

- Thể hiện được cảm xúc suy nghĩ về chuyến đi.

- Sử dụng được các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

Bài tập minh họa

Tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?

 

Lời giải chi tiết:

- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

- Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

* Ví dụ: Lễ hội Đền Bà Chúa Kho (người coi giữ lương thực trong thời kì kháng chiến, dạy dân trồng lúa trồng màu) thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 9, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định.

- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.

Soạn bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 9 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của truyện lịch sử; các đặc điểm của các kiểu câu thường gặp và cách viết bài văn kể lại một chuyến đi. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Ôn tập Bài 9
  • Soạn bài tóm tắt Ôn tập Bài 9

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON