YOMEDIA
NONE

Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Trong Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận), các em đã được học các kiến thức bao gồm: đặc điểm của văn bản nghị luận; các đặc điểm, chức năng của các yếu tố Hán Việt và cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống. Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Bài 3 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có những tiết học bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của văn bản nghị luận

1.1.1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

a. Khái niệm:

- Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

- Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

 

b. Tác dụng: Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.

1.2.2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

a. Khái niệm:

- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

- Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

 

b. Phân loại: Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

Xem chi tiết văn bản nghị luận:

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

1.2. Ôn tập các đặc điểm của các yếu tố Hán Việt

- Khái niệm: Một số yếu tố Hán Việt thông dụng có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt.

- Ví dụ:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

Vô (không, không có): vô bổ, vô tận…

1.3. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Nêu được vấn đề cần bàn luận. 

- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận. 

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Bài tập minh họa

Liệt kê ít nhất năm từ có chứa các yếu tố Hán Việt đã học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

 

Lời giải chi tiết:

- Vô hình: Không xuất hiện hình dáng cụ thể

- Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện

- Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo

- Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị

- Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay

- Tuyệt chủng: Điều gì đó hoàn toàn biến mất

- Đồng bào: Người trong cùng một giống nòi, dân tộc, đất nước.

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 3, các em cần:

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Nhận biết được nghĩa một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

Soạn bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 3 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận), bao gồm: đặc điểm của văn bản nghị luận; các đặc điểm, chức năng của các yếu tố Hán Việt và cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF