YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 66 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Dưới đây là nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 66 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung kiến thức trọng tâm và bài học minh họa cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa một số yếu tố Hán Việt thông dụngnghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm từ Hán Việt

Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau.

1.2. Nghĩa của từ có chứa yếu tố Hán Việt

1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

- Khái niệm: Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Đặc trưng:

+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

+ Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

- Ví dụ: Một số từ Hán Việt như: giang sơn, xã tắc, thiên hạ, thiên nhân, ,,,,

1.2.2. Từ ghép Hán Việt

- Khái niệm: Cũng như từ ghép thuần Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Phân loại: Trật từ các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Ví dụ:  Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Ví dụ: Chiến sĩ, thiếu nữ, góa phụ, tri thức, địa lí, giáo viên, học sinh...

Bài tập minh họa

Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, giỏ), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

 

Lời giải chi tiết:

a.

- Vô hình: Không xuất hiện hình dáng cụ thể.

- Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện.

b.

- Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo.

- Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị.

- Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 66, các em cần nắm:

- Nhận biết được nghĩa một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

- Nhận biết được nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 66 sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 66 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF