YOMEDIA
NONE

Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương. Để tiếp nối chủ đề Bài 3: Sự sống thiêng liêng, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442).

- Hiệu: ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.

- Quê quán: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây.

- Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa (1380 - 1442)

Nguyễn Trãi (1380 - 1442): Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Ông còn là người Việt Nam đầu tiên được công nhận: Danh nhân Văn hoá thế giới (1980).

- Ông là nhà văn lớn của dân tộc.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo; Quốc âm thi tập; Ức Trai thi tập; Quân trung từ mệnh tập; ...

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm Bài ca Côn Sơn thuộc thể thơ thơ lục bát.

 

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

- Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.

 

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Cảnh trí Côn Sơn.

- Phần 2: Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn

Thiên nhiên núi rừng ở Côn Sơn được nhà thơ chọn ra những đặc điểm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất để diễn tả:

- Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm;

- Đá rêu phơi;

- Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày;

- Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng.

=> Nhận xét: Xây dựng nên một chốn thiên nhiên rộng lớn, xanh mát, nguyên sơ, chưa có dấu chân người, tràn đầy hấp dẫn.

Hình ảnh suối Côn Sơn

Hình ảnh suối Côn Sơn

1.2.2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn

- Trong con mắt của tác giả, thiên nhiên hoang sơ cũng trở nên đầy hấp dẫn, lý thú, đẹp đẽ và nên thơ.

- Miêu tả thiên nhiên, tác giả cũng chính là miêu tả chính cuộc sống của bản thân mình:

- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.

- "Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm"  cho thấy cuộc sống thảnh thơi, thư thái, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn của một thi sĩ.

=> Nhận xét:

- Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ. Quả thật là một cuộc sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Phong thái ung dung, tự do giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên cuộc sống thanh cao, tâm hồn thi sĩ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”.

- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như).

- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.

- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn.

Bài tập minh họa

Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong bài thơ Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi?

 

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ, chúng ta có thể thấy nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thảnh thơi, không bon chen với đời. Điều này được thể hiện qua các chi tiết như: lúc thì lắng nghe tiếng suối, lúc thì lại ngồi lên đá, nằm dưới bóng thông, ngâm thơ dưới khóm trúc. Tác giả đang hòa mình vào thiên nhiên để hưởng trọn cảnh đẹp non nước của Côn Sơn, điều này cho thấy một hồn thơ Nguyễn Trãi tinh tế nhạy cảm và yêu thiên nhiên.

Lời kết

Học xong bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi, các em cần:

- Nhận diện được thể loại của văn bản.   

- Xác định được bố cục của văn bản.    

- Nhận biết và phân tích được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong tác phẩm.

- Xác định và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Soạn bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài thơ Bài ca Côn Sơn là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

Qua tác phẩm Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi cho thấy khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cùng sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên được bắt nguồn từ tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF