Qua bài giảng tìm hiểu chung về văn biểu cảm giúp các em hiểu được khái niệm văn bản biểu cảm. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. Ngoài ra, bài học giúp các em rèn kĩ năng nhận diện và phân tích một số văn bản biểu cảm và vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.
Tóm tắt bài
1.1. Nhu cầu biểu cảm của con người
a. Khái niệm
-
Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm
→ Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của bản thân bằng thơ văn.
- Nhờ có những giây phút xúc động trước một cảnh đẹp của thiên nhiên, một hành động cử chỉ nghĩa hiệp nào đó mà các nhà văn, nhà thơ có thể viết nên những tác phẩm hay, gợi sự đồng cảm của người đọc.
⇒ Văn Biểu cảm chỉ là một trong nhiều cách biểu cảm của con người.
- Sáng tác nghệ thuật nói chung đều có mục đích biểu cảm.
b. Ví dụ minh họa
"Bước xuống Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng hcân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riên ta với ta"
("Qua Đèo Ngang" – Bà Huyện Thanh Quan)
"Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
(Ca dao)
“…Sông Đà như một áng tóc dài ngàn ngàn vạn vạn sải, áng tóc trên mảng đầu Tây Bắc trong suốt thời chiếm đóng đã nhiều lần vương vấn thứ máu cán bộ và trung niên pha loãng như các miệng nhánh sông và cửa suối đổ ra…”
(Trích ”Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân)
1.2. Văn biểu cảm
a. Khái niệm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc; sự đánh giá của con người và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Còn được gọi là văn trữ tình. Bao gồm các thể loại văn học như
- Thơ trữ tình
- Ca dao trữ tình
- Tùy bút
- Ví dụ minh họa: Cho 2 câu thơ
"Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe".
→ Nỗi đau của chim quốc không có ai đoái hoài. Thể hiện qua ngữ điệu cảm thán trực tiếp bày tỏ nỗi lòng: "thương thay"
⇒ Gợi liên tưởng đến tiếng kêu nao lòng, vô vọng của số phận những người nông dân thấp cổ bé họng.
⇒ Tác dụng: Gắn việc gợi cảm với biểu cảm.
b. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)
-
Có hai cách biểu cảm
Cách biểu cảm | Biểu cảm trực tiếp | Biểu cảm gián tiếp |
Khái niệm |
|
|
Ví dụ minh họa |
"Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác". ("Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ)
"Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?" ("Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng) |
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!" ("Cây gạo" của Vũ Tú Nam)
"Ông nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng ... Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, xúc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà". (Tắt đèn của Ngô Tất Tố) |
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác là mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian, cảm xúc ban đầu của mình.
- Thân bài: qua miêu tả tự sự mà biểu lộ cmả xúc ý nghĩ một cách cụ thể và sâu sắc.
- Kết bài: Kết động cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới giá trị.
1.3. Ghi nhớ: SGK/73
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Xác định đối tượng biểu cảm, cách biểu cảm, mục đích và nội dung tình cảm được biểu hiện trong bài "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Ngữ văn 7, tập 1 trang 10, 11)
Gợi ý làm bài
1. Đối tượng biểu cảm
- Văn bản là bức thư người bố viết cho En-ri-cô.
2. Cách biểu cảm
- Hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với En-ri-cô.
3. Mục đích
- Ở văn bản này, mặc dù có nhan đề là "Mẹ tôi" nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
4. Tình cảm được biểu hiện qua văn bản
- Thông qua bức thư mà người cha viết cho En-ri-cô chúng ta thấy được:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
- Tình thương yêu, kính trọng của cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.
3. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Để hiểu được khái niệm văn bản biểu cảm, phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
4. Hỏi đáp Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247