YOMEDIA
NONE

Thành ngữ - Ngữ văn 7


Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm thành ngữý nghĩa của thành ngữ.

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là thành ngữ?

a. Ví dụ

  • "Lên thác xuống ghềnh"
  • "Bảy nổi ba chìm"

b. Kết luận

  • Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

1.2. Nghĩa của thành ngữ

a. Ví dụ

(1) "Lên thác xuống ghềnh"
→ Gian nan,vất vả, khó khăn, nguy hiểm.

⇒ Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.

(2)

"Nhanh hư chớp"

→ Hành dộng mau le, rất nhanh và rất chính xác.

⇒ Phép so sánh

"Lên thác xuống ghềnh"

→ Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn

⇒ Ẩn dụ

⇒ Nghĩa chuyển, nghĩa bóng.

(3) "Khẩu phật tâm xà"

→ Miệng nói lời từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa.

⇒ Thành ngữ Hán Việt

b. Kết luận

  • Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
  • Đa số là hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
  • Muốn hểu nghĩa của thành ngữ hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.

c. Chú ý: Những biến thể của thành ngữ

  • Ví dụ
    • "Đứng núi này trong núi nọ"

→ "Đứng núi này trông núi kia" hoặc "Đứng núi này rông núi khác"

  • Kết luận
    • Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng có một số thành ngữ có thể biến đổi nhất định trong cách vận dụng.

1.3. Sử dụng thành ngữ

a. Ví dụ

(1)

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

(Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)

(2) "Anh đã nghĩ thương em như thế hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang..."

(Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)

(3) "Tôn sư trọng đạo” là câu thành ngữ nói lên lòng kính trọng và sự tôn vinh nghề giáo viên.

(4)

"Máu rơi thịt nát tan tành

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời"

(Truyện Kiều của Nguyễn Du)

  • Chức năng ngữ pháp
    • (1) "Bảy nổi ba chìm": Làm vị ngữ trong câu
    • (2) "Tắt lửa tối đèn": Làm phụ ngữ cho danh từ "khi".
    • (3) "Tôn sư trọng đạo”: Làm chủ ngữ trong câu
    • (4) "Hồn kinh phách rời": Làm phụ ngữ cho cụm động từ "thấy"
  • Thay hai thành ngữ (1) và (2) trên bằng một cụm từ đồng nghĩa và so sánh cách nói nào hay hơn
Câu có sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

lênh đênh, trôi nổi với nước non"

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Nước non lận đận một mình

Thân cò gian nan, vất vả, gặp nhiều nguy hiểm bấy nay

→ Tính biểu cảm cao, có hình tượng, hàm xúc → Kém hiệu quả

⇒ Tác dụng: Cái hay là thanh ngữ có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc và người nghe.

b. Kết luận

  • Chức năng ngữ pháp
    • Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
    • Làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
  • Đặc điểm cấu tạo
    • Là loại cụm từ cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh
    • Một số thành ngữ có biến đổi nhất định.
  • Giá trị
    • Thành ngữ ngắn gọn, cô động, hàm súc
    • Có tính hình tượng, gợi sự liên tưởng cho người đọc, người nghe.
    • Tính biểu cảm cao.

c. Ghi nhớ: SGK/144

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài 1:

a. Hai cụm từ (in đậm ) trong câu sau khác nhau gì về chức năng phản ánh?

(1)

Tình cờ chẳng hẹn mà nên

Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường.

(2) ... Tre già là bà gỗ lim.

b. Từ đó hãy phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ!

Gợi ý làm bài

  • Chức năng phản ánh
  • "Mạt cưa mướp đắng": Hai thứ xấu, bỏ đi
  • "Tre già là bà gỗ lim": Tre già, chắc; cứng và tốt.
Thành ngữ Tục ngữ
  • Là một cụm từ
  • Là một câu
  • Thường nhận xét về tính cách, phẩm chất, đặc điểm...của con người, sự vật
  • Phản ánh kinh nghiệm về mọi mặt của cuộc sống

Đề bài 2: Viết đoạn văn chủ đề tự chọn cĩ sử dụng thành ngữ (khoảng 3 – 5 câu)

Gợi ý làm bài

Đoạn 1

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

Đoạn 2

"Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng

Ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........"

Ôi! Quê hương! Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi "chôn rau cắt rốn" của mình. Tôi yêu quê tôi! Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm. Yêu những buổi đi bắt dế, cào cào dưới cánh đồng cỏ. Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện. Tôi yêu quê tôi! Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy! Nếu mai này, khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó, bởi từ lâu, nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!

QUẢNG CÁO

3. Soạn bài Thành ngữ

Để nắm được khái niệm thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ, các em có thể tham khảo bài soạn Thành ngữ.

4. Hỏi đáp Bài Thành ngữ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON