YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm - Ngữ văn 7

Bài soạn Ôn tập văn biểu cảm sẽ giúp các em ôn lại những kiến thức về văn biểu cảm để từ đó vận dụng vào làm các bài tập trong SGK.

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Khái niệm văn biểu cảm
  • Đặc điểm của văn biểu cảm
  • Cách lập ý cho bài văn biểu cảm
  • Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm

2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), về An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (bài 7), các đoạn văn biểu cảm (bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào

  • Giống nhau. 
    • Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp… 
    • Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm. 
  • Khác nhau:
Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh, vật) để người ta hình dung được về nó. Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2. Đọc lại bài Kẹo mầm (bài 11) hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?

  • Giống nhau: 
    • Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng. 
    • Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm. 
  • Khác nhau:
Văn tự sự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.  Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. 
Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện

Câu 3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ?

  • Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến. 
  • Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
  • Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
  • Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”,… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4. Cho một đề tài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?

  • Các bước thực hiện khi viết bài văn.
    • Tìm hiểu đề và tìm ý. 
    • Lập dàn bài.
    • Viết bài.
    • Đọc và sữa chữa bài viết. 
  • Tìm ý và sắp xếp ý.
  • Các em có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:
    • Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
    • Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch. 
    • Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.

Câu 5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? vì sao?

  • Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy,… 
  • Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả → tính trữ tình.

Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Ôn tập văn biểu cảm.

3. Hỏi đáp về bài Ôn tập văn biểu cảm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF