YOMEDIA
NONE

Soạn bài Điệp ngữ - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em xác định được điệp ngữ trong câu, nắm được các dạng của điệp ngữ từ đó biết được tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm và tác dụng của điệp ngữ
    • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.
  • Các dạng điệp ngữ
    • Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).

2. Soạn bài Điệp ngữ

2.1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Câu 1. Những từ ngữ được lặp trong khổ đầu và của bài "Tiếng gà trưa"

  • Khổ 1: Nghe (3 lần)            
  • Khổ 2: Vì (4 lần)       

Câu 2. Tác dụng của những từ ngữ lặp lại.

  • Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng.
  • Gợi lên cảm xúc trong lòng người.

2.2. Các dạng điệp ngữ

  • Khổ thơ a: Điệp ngữ nối tiếp (Thơ Phạm Tiến Duật)
  • Khổ thơ b: điệp ngữ chuyển tiếp điệp ngữ vòng (Thơ Đoàn Thị Điểm)

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Điệp ngữ để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Đoạn a.

  • Điệp ngữ: "Một dân tộc đã gan góc"

→ Nhằm nhấn mạnh để làm nổi bật bản chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống phát xít, dành độc lập tự do.

  • Điệp ngữ: "Dân tộc đó phải được"

→ Khẳng định sự tất yếu về quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.

  • Tác dụng
    • Biện pháp điệp ngữ đã làm cho văn bản cân đối, nhịp nhàng.
    • Nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng, hùng hồn, giàu sắc thái ý nghĩa có sức thuyết phục cao.

Đoạn b.

  • Điệp ngữ: "Trông" (9 lần)

→ Thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

  • "Đi cấy" (2 lần)

→ Sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Câu 2. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(Khánh Hòa)

  • Điệp ngữ và dạng điệp ngữ
    • "Xa nhau"... "xa nhau"... : Điệp ngữ cách quãng.
    • "Một giấc mơ".. ."Một giấc mơ": Điệp ngữ vòng tròn.

Câu 3. Theo em, đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

  • Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm, bởi vì sự lặp lại đó không phải do dụng ý nghệ thuật, mà do sự vụng về của người viết.
  • Sửa lại
    • Mảnh vườn phía sau nhà em trồng rất nhiều loài hoa: cúc, thược dược, đồng tiền, hoa hồng và cả lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ em hái hoa tặng mẹ và tặng chị.

Câu 4. Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.

Ngày mai, ngày khai giảng năm học mới, em bồn chồn thao thức, nghĩ đến giây phút đứng ở sân trường nhìn lá cờ đỏ bay phấp phới và nghe tiếng trống giòn giã tưng bừng chào mừng năm học mới., mà thấy háo hức vô cùng... Ngày mai... Ngày mai sẽ đến.

4. Hỏi đáp về bài Điệp ngữ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON