YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả - Ngữ văn 7

Qua phần hướng dẫn ôn tập, giúp các em các sửa và phân biệt một số lỗi chính tả và phát âm do đặc trưng địa phương.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung ôn tập

  • Đối với các tỉnh miền Bắc

  • Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam

1.2. Một số hình thức ôn tập

  • Viết những đoạn, bài chứa các âm hay dấu thanh dễ mắc lỗi

    • Nghe, viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi.
    • Nhớ, , viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi
  • Làm các bài tập chính tả

    • Viết một đoạn (bài) chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
    • Điền vào chỗ trống.

    • Tìm từ theo yêu cầu.

    • Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn.

  • Lập sổ tay chính tả.

2. Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả

a. Viết một đoạn (bài) chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

  • Tự chọn một đoạn văn hoặc một bài thơ chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi để tập viết và rèn chính tả.
  • Gợi ý:
    • Nghe - viết hai đoạn văn trong bài "Mùa xuân của tôi" của Vú Bằng.
      • Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng say mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
      • Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
    • Nhớ - viết bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

b. Điền vào chỗ trống

  • Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống.
    • Ch hay tr: … ân lí, … ân châu, … ân trọng, … ân thành.
      • Đáp án: Thứ tự cần điền lần lượt là: ch, tr, tr, ch.
    • Dấu hỏi hay dấu ngã: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì.
      • Đáp án: Tứ tự cần điền lần lượt là: hỏi, ngã, ngã, hỏi.
  • Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
    • Giành hay dành: … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
      • Đáp án: Các từ cần điền lần lượt là: dành, dành, giành, giành.
    • Sĩ hoặc sỉ: liêm …, dũng …, …khí, … vả.
      • Đáp án: Các từ cần điền lần lượt là: sỉ, sĩ, sĩ, sỉ.

c. Tìm từ theo yêu cầu

  • Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
    • Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc tr (trèo).
      • Ví dụ: 
        • Ch: chơi bời, chán nản, choáng váng, cheo leo, chong chênh, chăm sóc, chiều chuộng...
        • Tr: treo, trèo, trốn tránh, trăn trối, trung thành, trung thực, trong trẻo, trốn tránh...
    • Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khoẻ) hoặc thanh ngã (rõ).
      • Ví dụ: 
        • Thanh hỏi: lẻo khẻo, lẻo mép, mách lẻo, xúi bẩy, bỏ ngõ, lả tả, âm ỉ, giở giọng, quái gở...
        • Thanh ngã: dũng cảm, bỗ bã, sợ hãi, gặp gỡ, ầm ĩ...
  • Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn:
    • Trái nghĩa với chân thật
      • Đáp án: Gỉa dối
    • Đồng nghĩa với từ biệt
      • Đáp án: Từ giã
    • Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
      • Đáp án: Gĩa gạo

d.  Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn

  • Đặt câu với các từ: lên/nên
    • Ví dụ: 
      • Lên: Mẹ tôi lên nương trồng Ngô.
      • Nên: Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ.
  • Đặt câu để phân biệt các từ: vội/dội
    • Ví dụ: 
      • Vội: Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
      • Dội: Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.

Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về bài học các em tham khảo thêm

bài giảng Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả.

3. Hỏi đáp về bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE

Soạn văn liên quan

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON