YOMEDIA
NONE

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề biểu cảm về một tác phẩm văn học.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
  • Bố cục của một bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm có ba phần:
    • Mở bài
      • Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
    • Thân bài
      • Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
    • Kết bài
      • Ấn tượng chung về tác phẩm

2. Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Câu 1.

a. Bài văn viết về bài ca dao: "Đêm qua ra đứng bờ ao"

b. Ghi lại bài ca dao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng trong bài viết.

  • Yếu tố tưởng tượng: ... có bóng một người đội khăn.. ở bờ ao tối mờ mờ.
  • Yếu tố liên tưởng:.. .một người quen thật của tôi.. hướng về cố hương.
  • Yếu tố hồi tưởng: ...tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng...
  • Yếu tố suy ngẫm: ....thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh.. vô cùng.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", "Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê", "Cảnh khuya", "Rằm Tháng Giêng".

  • Chỉ chọn một bài mà mình yêu thích nhất.
  • Bài viết phải tuân theo bố cục 3 phần

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

a. Mở bài

Đêm hôm ấy trăng sáng đến lạ, đáng lẽ đã phải ngồi vào bàn học bài từ lúc nãy, nhưng vì thấy trăng đẹp quá em ráng ngồi lại ngắm trăng thêm chút nữa.. Bài ngày mai rất nhiều em nhìn trăng luyến tiếc rồi bước vào nhà, học môn Sử xong, em lấy bài môn Văn ra soạn, bất ngờ và thú vị thay đó là Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch. Em đọc liền một hơi:

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đè dầu tư cố hương.

b. Thân bài

Trước mắt em hiện lên hình ảnh thi nhân Lý Bạch đang nằm nghỉ trong thư phòng trằn trọc thao thức, rồi bất ngờ nhận ra ánh trăng đang chiếu sáng ở đầu giường giật mình, thảng thốt: “Ánh trăng ư?”

Sàng tiền minh nguyệt quang

Thi nhân ngồi dậy đi ra phía cửa sổ, sững sờ cả một không gian tràn ngập ánh trăng bao la huyền hoặc:

Nghi thị địa thượng sương

Sương hay trăng? Thi nhân thoáng chút nghi ngờ thị giác của mình. Ánh trăng như những sợi khói, như làn sương mỏng lãng đãng mơ hồ, Có lẽ cả hai, sương và trăng cùng hóa quyện hư ảo. Nhà thơ nhìn lên bầu trời kiểm chứng:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đây không phải là cái nhìn bình thường, mà sự tha thiết đắm đuối. Trên bầu trời trăng thu vằng vặc, trăng càng sáng càng gợi nên nỗi niềm cô đơn trong lòng người xa quê. Nỗi nhớ tràn ngập con tim để rồi thi nhân:

Đê đầu tư cố hương

Cái đê dầu chất chứa bao nỗi niềm tâm sự suy tư, quê hương nghìn trùng vời vợi luôn là sự khắc khoải trong lòng người, có phải nhà thơ Lý Bạch đang nhờ vầng trăng vằng vặc kia chuyển nỗi nhớ của mình về quê nhà? Khép lại bài thơ là hình ảnh một con người ngồi bên cửa sổ, trong không gian tràn ngập ánh trăng của một đêm khuya tĩnh mịch cúi đầu trầm tư.

Bài thơ chỉ có 20 chữ. Hai mươi chữ đối với chúng ta nhiều khi chưa thành một đoạn văn, hai mươi chữ của Lý Bạch thi tiên đã thành một bài thơ tuyệt vời, với bao tâm sự... Và đâu chỉ là thơ mà còn là một bức tranh nữa chứ. Bức tranh ấy có cảnh: bầu trời, vầng trăng và một con người đang trong tâm trạng suy tư.

c. Kết bài

Bài đã soạn xong và bài thơ đã được nằm trong trái tim nhưng em chưa gấp sách vội, thẫn thờ ngồi trên bàn, bởi tình cảm quê hương được thể hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía qua bài thơ đã làm cho em xúc động. Em cũng là người xa quê. Ngoài kia trăng vẫn sáng...

Câu 2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả.
    • Hạ Tri Chương làm quan thời nhà Đường, ông sống biền biệt xa quê 50 năm, tới năm 86 tuổi mới trở về quê. Bài thơ này ra đời lúc ông mới đặt chân trở về quê nhà.
  • Giới thiệu tác phẩm.
  • Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
    • Nghe thầy cô giáo giảng, mình tự soạn bài, hoặc ngày trở về thăm quê.

b. Thân bài

  • Những cảm xúc suy nghĩ do bài thơ gợi lên:
    • Cảm nghĩ về thời điểm ra đi và trở về của nhà thơ.
    • Giữa cái không đổi và cái thay đổi của nhà thơ → Tình cảm của người xa quê.
    • Cảnh ngộ bi kịch của nhà thơ bị gọi là khách ngay trên quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.
  • Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

c. Kết bài

  • Thông cảm với những người xa quê.
  • Nỗi nhớ quê hương của chính bản thân do bài thơ gợi lên.

4. Hỏi đáp về bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF