YOMEDIA
NONE

Ông đồ - Vũ Đình Liên - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Qua bài thơ Ông Đồ, Vũ Đình Liên đã khắc họa được tình hình xã hội Nho học lúc bấy giờ. Từ đó thể hiện sự tiếc nuối của tác giả với giá trị tinh thần, những linh hồn đã từng làm phong phú cho nền văn hoá đất nước đang ngày càng bị mai một. Bài học Ông đồ - Vũ Đình Liên thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, đồng thời hiểu hơn về tình cảm của tác giả đối với những người đã và đang góp phần làm đẹp cho nền văn hóa Việt Nam. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Vũ Đình Liên

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo

- Quê quán: quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương

- Cuộc đời:

+ Nhiều năm ông làm nghề dạy học

+ Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...)

+ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ

- Nhà thơ Vũ Đình Liên đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995)

- Tập thơ Bô-đơ-le công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996)

1.1.2. Tác phẩm Ông đồ

a. Hoàn cảnh ra đời

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

b. Thể loại: Thể thơ năm chữ.

c. Bố cục 

Bài thơ được chia làm 3 phần

- Phần 1 (Khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa

- Phần 2 (Khổ 3,4): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

- Phần 3 (Khổ 5): Nỗi niềm của tác giả

d. Tóm tắt tác phẩm Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở

- Hành động: Bày mực tàu, giấy đỏ – công cụ chủ yếu của các nhà nho

- Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ Sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về

⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưở xưa

- Bao nhiêu người thuê viết....khen tài: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn

⇒ Góp phần không nhỏ trong việc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hóa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc.

Thời Nho học thịnh hành, nhiều người ngưỡng mộ thuê ông đồ viết chữ

⇒ Nhịp thơ nhanh: Giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời.

1.2.2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn

Nhưng mỗi năm mỗi vắng:

+ Từ nhưng tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc

+ Sự lụi tàn của Nho học ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất

Người thuê viết nay đâu?:

+ Câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn

+ Chứng minh cho nền văn học chữ Nho không còn thịnh hành

Sự đối lập khi Nho học lụi tàn, không còn người thuê viết chữ

⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu: Nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

- Giấy đỏ ...nghiên sầu: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn đọng trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được.

- Lá bàng...mưa bị bay: Tả cảnh ngụ tình – nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo

⇒ Tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.

1.2.3. Tình cảm của nhà thơ

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên).

- Hình ảnh: Không thấy – phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng.

⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ.

- Những người muôn năm cũ...bây giờ?: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình.

⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.

Khổ thơ cuối: Nỗi niềm của tác giả:

- Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa".

- Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. 

- "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. 

- Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tụ vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.

Bài tập minh họa

Bài tập: Câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?” cuối bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều có tác dụng gì? 

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại câu cuối bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều 

- Đặt câu thơ vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để phân tích tác dụng:

+ Câu hỏi tu từ như một nỗi niềm xót xa khôn nguôi

+ Hồn ở đây ngụ ý cho giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước

+ Nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ

+ ...

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tu từ cuối bài thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” cất lên như một nỗi niềm xót xa khôn nguôi. Nhạc điệu buồn đầy dư ba ám ảnh khiến tâm tưởng người đọc như cũng rưng rưng. Đó là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ trong những lời thơ này, ta cảm thấy trào dâng những nồi niềm tiếc nuối. Cảnh cũ năm nào vẫn còn đó mà đã vắng bóng người xưa. Nhớ thương này biết thủa nào nguôi? Ông Đồ già nay đâu? Phải chăng ông Đồ đã thành người thiên cổ và lùi vào dĩ vẵng? Phải chăng những cái gọi là Tây hóa đầy nhố nhăng trong xã hội thực dân phong kiến đương thời đã làm lụi tàn biết bao nét đẹp tinh thần cùng giá trị văn hóa dân tộc? Những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng.

Lời kết

- Học xong bài Ông đồ - Vũ Đình Liên, các em cần:

+ Phân tích được sự đối lập về hình ảnh ông đồ khi Nho học thịnh hành và lụi tàn

+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho ông đồ và văn hóa Việt lúc bấy giờ

+ Phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

Soạn bài Ông đồ - Vũ Đình Liên Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Qua văn bản Ông Đồ, Vũ Đình Liên đã khắc họa được xã hội bấy giờ với cảnh Nho học ngày càng rơi vào quên lãng. Từ đó thể hiện nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ của tác giả. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ông đồ - Vũ Đình Liên Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Ông đồ - Vũ Đình Liên Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON