YOMEDIA
NONE

Ôn tập phần Văn - Ngữ văn 7


Qua bài soạn Ôn tập phần văn giúp các em hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thiệu thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình ngữ văn lớp 7. Bài soạn hướng dẫn các em trả lời và hệ thống các văn bản trong sách giáo khoa.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tên các văn bản đã học

  • Cổng trường mở ra
  • Mẹ tôi
  • Cuộc chia tay của những con búp bê
  • Những câu hát về tình cảm gia đình
  • Những câu hát về tình quê hương, đất nước, con người
  • Những câu hát than thân
  • Những câu hát châm biếm
  • Sông núi nước Nam
  • Phò giá về kinh
  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
  • Bài ca Côn Sơn
  • Sau phút chia li
  • Bánh trôi nước
  • Qua đèo ngang
  • Bạn đến chơi nhà
  • Xa ngắm thác núi Lư
  • Cảm nghĩ trong đên thanh tĩnh
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Bài ca nhà tranh bị giá thu phá.
  • Cảnh khuya
  • Rằm tháng giêng
  • Tiếng gà trưa
  • Một thứ quà của  lúa non: Cốm
  • Sài Gòn tôi yêu
  • Mùa xuân của tôi
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
  • Tục ngữ về con người và xã hội
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt
  • Đức tính giản của Bác Hồ
  • Ý nghĩa văn chương
  • Sống chết mặc bay
  • Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu
  • Ca Huế trên sông Hương
  • Quan Âm Thị Kính

→ Học kì 1: 24 tác phẩm; Học kì 2: 10 tác phẩm.

1.2. Các định nghĩa

  • Ca dao - dân ca:
    • Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
    • Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm,...
  • Tục ngữ:
    • Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
  • Thơ trữ tình:
    • Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
    • Một bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng.
    • Kết cấu:
      • Câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)
      • Câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)
      • Câu 3: chuyển (chuyển ý)
      • Câu 4: hợp (tổng hợp lại)
    • Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
  • Thơ thất ngôn bát cú
    • Một bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng.
    • Vần: bằng, trắc, chân (câu 7); vần liền (câu 1 và 2), vần cách (câu 2, 4, 6, 8)
    • Kết cấu: 
      • Câu 1, 2: đề
      • Câu 3, 4: thực
      • Câu 5, 6: luận
      • Câu 7, 8: kết
    • Luật bằng trắc: 
      • nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do).
      • nhị (2); tứ (4); lục (6) phân minh.
      • Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một. 
  • Thơ lục bát
    • Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
    • Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
    • Vần bằng, vần lưng (6-6); vần chân (6-8); vần liền;
    • Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
    • Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
  • Thơ song thất lục bát
    • Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn Đường luật và thơ lục bát.
    • Một khổ 4 câu;
    • Vần: 2 câu song thất.
    • Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
  • Truyện ngắn hiện đại
    • Có thể ngắn, rất ngắn, dài hoặc hơi dài.
    • Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
  • Phép tương phản nghệ thuật
    • Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật,... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
  • Tăng cấp trong nghệ thuật
    • Thường đi cùng với tương phản.

1.3. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học

  • Ca dao về tình cảm gia đình bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt. 
  • Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể cảnh trí, lịch sử, văn hóa. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
  • Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, khôn khổ, đắng cay, tủi nhục... của người dân lao động, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
  • Những câu hát châm biếm phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống gia đình và cộng đồng bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.

1.4. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ

  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. 
  • Tục ngữ về con người và xã hội luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống con người cần phải có. 

1.5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình

  • Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
  • Ý chí bất khuất đánh bại quân xâm lược.
  • Thân dân - yêu dân, mong nhân dân được ấm no, hạnh phúc,...
  • Nhớ thương quê hương, gia đình.
  • Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
  • Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thủy chung,...

1.6. Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học

STT Nhan đề văn bản Giá trị về nội dung Giá trị về nghệ thuật
1 Cổng trường mở ra (Lý Lan) Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.
 
Văn biểu cảm như nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng.
 
2 Mẹ tôi (Ét - môn - đô đơ A - mi - xi) Tấm lòng thương yêu trời biển, sự hi sinh tuyệt vời của người mẹ đối với người con; tình yêu thương, kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng của con người. Văn biểu cảm qua hình thức một bức thư
3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòa) Tình cảm gia đình vô cùng quý báu và quan trọng. Hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ tình cảm ấy. Văn tự sự có bố cục rành mạch, hợp lí.
4 Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạnh Lam) Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tôc: Cốm Văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng và sâu sắc.
5 Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) Nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu, nhiệt độ và nhất là phong cánh cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa của người Sài Gòn Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút.
6 Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê. Bút pháp tài hoa, tinh tế
7 Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Vẻ đẹp của Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn. Bút kí về sinh hoạt văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình.
8 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm thương cảm vô hạn trước cảnh khổ của nhân dân Truyện ngắn hiện địa có nghệ thuật viết phong phú (tương phản và tăng cấp) lời văn cụ thể, sinh động.
9 Những trò lố của Va - ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc) Vạch trần bộ mặt giả dối, tư cách hèn hạ của một tên thực dân phản bội giai cấp, đồng thời ca ngợi tư cách cao thượng, tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của một nhà cách mạng anh hùng Truyện ngắn có giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, xây dựng tình huống đặc biệt khắc họa thật sắc sảo hai nhân vật hoàn toàn đối lập.

 

2. Soạn bài Ôn tập phần Văn

Để nắm được hệ thống kiến thức của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập phần Văn.

3. Hỏi đáp Bài Ôn tập phần Văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF