YOMEDIA
NONE

Những câu hát châm biếm - Ngữ văn 7


Qua bài học giúp các em nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có nội dung châm biếm. Thông qua bài học còn rèn luyện cho các em kĩ năng đọc diễn cảm và bước đầu biết phân tích một bài ca dao trào phúng, châm biếm; đồng thời biết tránh xa những thói hư, tật xấu trong xã hội.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Nội dung

  • Ca dao châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách thể hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân Việt Nam trong hiện thực cuộc sống.
    • Than thở, trữ tình
    • Cười cợt, châm biếm

b. Hình thức

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Bài ca số 1:

Bài ca dao có 2 phần:

- Hai câu đầu:

+ Vừa để bắt vần

+ Vừa là để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.

- Bốn câu tiếp theo: “cái cò vẽ chân dung ông chú” ra trước mắt cô gái:

- Ông chú:

+ “Hay tửu hay tăm”:

+ “Hay nước chè đặc”

-> Nghiện rượu, chè

+ “Hay năm ngủ trưa”

+ Ngày: ước ngày mưa

+ Đêm: ước đêm thừa trống canh

-> Lười biếng tài ngủ

-> Đó là bức chân dung được biếm hoạ, giễu cợt và mỉa mai.

- Chữ “hay" rất mỉa mai

-> Là giỏi, nhưng giỏi rượu, chè và ngủ -> đáng chê.

- Nghệ thuật: Có sự đối lập: “Cô yếm đào” : trẻ, đẹp - hình ảnh “chú tôi”: nhiều tật xấu.

=> Bài ca chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng. Hạng người này nơi nào, thời nào cũng có và cần phê phán.

b. Bài cao dao số 2:

- Những lời thầy bói nói với người đi xem bói một cách khách quan.

- Nghệ thuật: “gậy ông đập lưng ông”  tác dụng gây cười, châm biếm sâu sắc

- Thầy bói phán: Toàn những chuyện hệ trọng về số phận “cô gái” rất cụ thể?

+ Giàu – nghèo Phán theo kiểu nói dựa

+ Cha - mẹ nước đôi. Nhưng lại nói

+ Chồng - con về sự hiển nhiên

- Lời phán trở nên vô nghĩa, nực cười

=> Bài ca dao lên án, phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp lợi dụng lòng tin của người nhẹ dạ để kiếm tiền.

- Châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học.

c. Bài ca dao số 3:

- Nội dung: Bài ca dao phê phán những hủ tục lạc hậu trong xã hội xưa.

- Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ là mỗi con vật tượng trưng cho một tầng lớp người trong xã hội xưa:

  • Con cò: Người nông dân, những người lao động vất vả trong xã hội xưa.
  • Cà cuống - uống rượu la đà: Những kẻ có vai vế trong làng được mời đến đám ma ăn uống, chè chén say sưa
  • Chim ri - ríu rít bò ra lấy phần: tượng trưng cho cai lệ, lính lệ - những tay sai của kẻ có chức, có quyền trong xã hội. Từ láy "ríu rít" thể hiện sự vui vẻ, phấn khởi của những kẻ đến đám ma vì được ăn uống thỏa thuê.
  • Chào mào - đánh trống quân: tượng trưng cho cai lệ, lính lệ - những tay sai của kẻ có chức, có quyền trong xã hội Đóng vai trò như một nhạc công tạo nên không khí rộn ràng, ồn ã, góp vui cho bữa tiệc.
  • Chim chích - vác mõ đi rao: Là người đưa tin, thông báo cho mọi người đến cùng ăn uống, chè chén.

=> Đám ma giống như một bữa tiệc với đông đủ các thành phần đến tham dự, không ai tỏ ra đau lòng hay thương xót người đã mất.

d. Bài ca dao số 4:

- Nội dung: Bài ca dao là lời phê phán những hạng người không có gì (tài năng, của cải, quyền lực) nhưng thích thể hiện, khoe mẽ với thái độ kệch cỡm trong xã hội.

- Nghệ thuật: Cậu cai: Tức cai lệ, chúc thấp nhất trong quân đội thời phong kiến. Hình ảnh cậu cai được miêu tả chi tiết:

  • “Nón dấu lông gà” - chiếc mũ có dấu hiệu của người có vai vế, chức tước
  • “Ngón tay đeo nhẫn” - dấu hiệu của người có tiền của dư dả, đời sống giàu sang.
  • “Ba năm được một chuyến sai”: gần như là thất nghiệp, không được trọng dụng, nhàn rỗi, không làm việc gì trong suốt 3 năm - nghệ thuật phóng đại, nói quá - làm bật lên sự bất tài, vô công rồi nghề của cậu cai.
  • “Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”: sử dụng biện pháp nói quá để thể hiện sự thiếu thốn của cậu cai - đồng thời thể hiện thói thích khoe mẽ, ham hư vinh của cậu - khi mà cố vay mượn để chắp vá.

=> Bức tranh chân dung hiện ra: lố bịch, kệch cỡm.

Tổng kết

- Nội dung: Phơi bày, giễu cợt, phê phán hiện tượng xấu, nực cười trong xã hội.

- Nghệ thuật: Khai thác cách nói ngược, ẩn dụ tượng trưng, phóng đại, kết hợp tự sự với biểu cảm.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài 1. Sưu tầm một số bài ca dao châm biếm

Gợi ý làm bài

"Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp cầm muôi đánh ruồi".

 

"Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng".

 

"Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn"

 

"Bước sang tháng sáu nước giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy nồi nồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn chuồn thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà nậm rượu nuốt người lao đao

Lươn nằm cho trún bò vào

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô

Thóc giống cắn chuột trong bồ

Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu

Chim chích cắn cổ diều hâu

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm

Đồn rằng quan tướng có danh

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Vua khen rằng,Ấy mới tài,

Ban cho cái áo với ba đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra

Giặc sợ, giặc chạy về nhà

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân."

 

"Học hành ba chữ lem nhem

Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua"

 

"Hai tay cầm hai quả hồng,

Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.

Đêm nằm vuốt bụng thở dài,

Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều."\

 

"Hoài hơi mà đấm bị bông

Đấm được bên nọ, nó phồng bên kia."

 

"Nhà cô có con chó đen

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

Một hôm uống rượu lâng lâng

Người quen nó cắn, nó vồ gãy tay"

 

Buồn buồn ngồi đốt đống rơm

Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói bay lên tận thiên tào

Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm

Đề bài 2. Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười, về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”. Bằng hiểu biết của mình về ca dao hài hước, châm biếm Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
  • Trích dẫn ý kiến trên.

2. Thân bài

  • Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú
    • Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm.
  • Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian.
    • Tiếng cười mang tính giải trí trong ca dao hài hước, châm biếm: Đời sống của người dân Việt ngày xưa vất vả, khó nhọc, tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sống tươi vui, đỡ nhọc nhằn ⇒ Nó không nhằm phê phán, đả kích ai.
    • Tiếng cười mang tính chất phê phán trong ca dao hài hước, châm biếm
      • Người dân lao động phải vất vả quanh năm nhưng lại bị áp bức, khổ cực.
      • Trái lại, nhiều kẻ ăn trắng mặc trơn đóng vai “phụ mẫu” của dân rồi sống bằng sự lừa lọc những người cả tin, kẻ không ra gì mà ra vẻ đạo đức.

→ Nhân dân phê phán tất cả những hiện tượng, con người ấy.

  • Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm nói riêng không có những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ của văn chương bác học.
    • Rất hiếm khi gặp điển cố, điển tích trong ca dao dân ca.
    • Nếu có, đó là những điển tích ai cũng biết, ai cũng hiểu.

3. Kết bài

  • Một loại hình sinh hoạt văn học dân gian chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống lao động của người dân.
  • Tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội

Bài văn mẫu

     Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”.

     Quả thật, nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm. Những bài ca dao này góp phần tạo nên tiếng cười trong cuộc sống còn nhiều vất vả của nhân dân lao động.

Góp phần tạo nên tiếng cười trong văn học dân gian có truyện cười, hò, vè sinh hoạt...; những bài ca dao châm biếm, hài hước góp thành một mảng riêng, đặc sắc.

Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian. Tiếng cười trong nghệ thuật dân gian khác với tiếng cười trong các loại hình nghệ thuật bác học. Tiếng cười ấy khỏe khoắn, gắn bó với đời sống hằng ngày của dân lao động; có sự hồn nhiên, tươi vui để giải trí, giải khuây cho chính người lao động, nhưng đôi khi cũng mang tính chất phê phán các thói hư tật xấu, những đối tượng đáng cười trong xã hội.

Bên cạnh đó, tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm còn mang tính giải trí. Chúng ta đều biết, đời sống của người dân Việt . ngày xưa vất vả, khó nhọc, do vậy tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sống tươi vui, đỡ nhọc nhằn. Nó không nhằm phê phán, đả kích ai. Chẳng bạn, là một kiểu nói khoác cho... vui vẻ:

"Ở đâu mà chẳng biết ta?

Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi.

Xưa kia ta ở trên trời,

Đứt dây rơi xuống làm người trần gian".

Đôi khi, trong nhân dân, nếu cần phê phán ai đó, người dân thường dùng thơ văn hài hước:

"Bắc thang lên đến cung mây,

Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

- Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa."

Người dân lao động phải vất vả quanh năm nhưng lại bị áp bức, khổ cực. Trái lại, nhiều kẻ ăn trắng mặc trơn đóng vai “phụ mẫu” của dân rồi sống bằng sự lừa lọc những người cả tin..., kẻ không đáng gì mà ra vẻ đạo đức... Nhân dân phê phán tất cả những hiện tượng, con người ấy.

Những trường hợp nhát gan, lười biếng, siêng ăn nhác làm cũng được đưa vào ca dao:

"Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng".

Những người làm nghề bói toán, lợi dụng sự cả tin của người khác:

"Hòn đất mà biết nói năng,

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn".

Bọn địa chủ, quan lại phong kiến:

"Từ nay tôi kệch đến già,

Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.

Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,

Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.

Từ ngày Tự Đức lèn ngôi:

Cơm chẳng thấy nồi, trẻ khóc như ri.

Bao giờ Tự Đức chết đi,

Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn."

Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm nói riêng không có những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ của văn chương bác học. Rất hiếm khi gặp điển cố. điển tích trong ca dao dân ca. Nếu có, đó là những điển tích ai cũng biết, ai cũng hiểu. Trái lại, ca dao hài hước, châm biếm sử dụng nhiều thủ pháp quen thuộc để tạo nên tiếng cười. Đó có thể là thủ pháp đối lập:

"Nói thì đâm năm chém mười,

Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân, hoặc chơi chữ:

Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng."

Các hình thức nghệ thuật trên thường kết hợp với nhau để tạo nên cách nói mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hoặc cần thiết thì đả kích không thương xót.

     Như vậy, ca dao hài hước, châm biếm là một loại hình sinh hoạt văn học dân gian chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống lao động của người dân. Nó góp phần tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội.

3. Soạn bài Những câu hát châm biếm

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Để hiểu sâu hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây: Bài soạn Những câu hát châm biếm.

4. Hỏi đáp về bài Những câu hát châm biếm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Những câu hát châm biếm

Để nắm vững hơn kiến thức về bài Những câu hát châm biếm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON