Danh sách hỏi đáp (145 câu):
-
Nguyễn Thanh Trà Cách đây 6 năm
Phần I. Văn- Tiếng Việt
Câu 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
" Lịch sử ta đã có nhểu cuộc kháng chiến vĩ đạichúng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,........ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Nêu giá trị nội dung của đọa văn trên. Nhận xét cách sắp xếp các dẫn chứng.
Câu 2
a. Liệt kê là gì? Liệt kê được phân làm mấy kiểu?
b. Chỉ ra phép liệt kê có trong đoạn văn trên và nhận xét về tác dụng của nó?
c. Hãy gộp cặp câu dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng. ( Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ cho từ, cụm từ nào? )
- Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô vui lòng.
Phần II. Tập Làm Văn
Từ xưa,thường dùng những câu tục ngữ để răn dạy và nhắc nhở con chasuveef đạp lí và truyền thống tốt đẹp của con người Việt nam. Em hãy giải thích một câu tục ngữ để làm sáng tỏ điều đó.
29/01/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0) -
hà trang Cách đây 6 năm
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó
4.Nội dung của đoạn văn trên
5.Viết đoạn văn ( 10 -12 câu) làm rõ lòng yêu nước , niềm tự hào dân tộc của tác giả trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn en cps sử dụng câu rút gọn (gạch chân câu đó)
29/01/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)1Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời HủyNguyễn Trà Long Cách đây 6 nămCho những bài ca dao sau:
1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
2. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ,một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận,hai thân vui vầy.
3. -Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?
...
-Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đèn Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên đỉnh lạng có thành tiên xây.
4. Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chọn bài ca dao số:................
a)Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
............................................................................................................................................................................
Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b)Tình cảm,cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy,tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d) Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên,em đã có những hiểu biết ban đầu thế nào về ca dao?
-Ca dao là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư ,tình cảm với....................................................................................................................................................................................................
-Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật ......................................................................................................................để thể hiện nội dung trữ tình.
30/01/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Quynh Nhu Cách đây 6 nămPHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( Mỗi câu đúng được 0.5đ)
Đề: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi:
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
1. Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ nào?
A. Sau phút chia li B. Qua đèo Ngang
C. Bạn đến chơi nhà D. Tiếng gà trưa
2. Ai là tác giả của khổ thơ ấy?
A. Xuân Quỳnh B. Đoàn Thị Điểm
C. Bà Huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến
3. Khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Tự do B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát D. Năm tiếng
4. Nghệ thuật nổi bật nào được dùng trong ba câu thơ cuối của khổ thơ?
A. Nhân hóa B. So sánh
C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
5. Đâu là đại từ xuất hiện trong khổ thơ?
A. nhỏ B. ai
C. gà D. gọi
6. Từ nào trái nghĩa với với từ “ xa”?
A. Gần B. Nghe
C. Dừng D. Gọi
PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu1(1đ): Chép thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Câu 2(1đ) Từ trái nghĩa là gì? Lấy hai ví dụ để chứng minh rằng: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Câu 3(5đ) Tập làm văn
Đề bài: Cảm nghĩ của em về một người thân( cha, mẹ, ông, bà, bạn, thầy, cô...)
30/01/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Thị Thu Huệ Cách đây 6 năm1.Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
a) Người ta là hoa đất.
b) Người sống, đống vàng.
c) Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
d) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
e) Chết trong hơn sống đục.
(1) ý nghĩa của các câu tục ngữ trên là gì?
(2) Những kinh nghiệm, bài học mà nhân dân đúc kết trong các câu tục ngữ này còn có giá trị trong thời đại ngày nay không ? Vì sao ?
(3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.
2. Luyện tập về rút gọn câu.
a) Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút gọn như vậy để làm gì ?
(1) Người ta là hoa đất.
(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(3) Tấc đất tấc vàng.
(4) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
b) Vì sao câu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lầm nhau ? Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì về cách nới năng ?
30/01/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)nguyen bao anh Cách đây 6 nămem hãy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ" Có công mài sắt có ngày nên kim"
giúp với cần gấp
14/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Thị Lưu Cách đây 6 nămI.Phần văn hiện đại
1.Nêu chủ đề câu chuyện ''sống chết mặc bay'' của Phạm Duy Tốn
2.Viết đoạn văn ngắn(5-6 dòng) nêu cảm nghĩ của em về bọn quan lại trong văn bản ''sống chết mặc bây''
3.Khái quát nội dung , nghệ thuật trong bài ''những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu''
II.Phần tập làm văn
1.Bác Hồ nói : Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Em hiểu lời dạy của Bác như thế nào,hãy chứng minh
2 . Hồ Chí Minh từng nói : ''Đoàn kết , đoàn kết,đại đoàn kết
Thành công,thành công,đại thành công''
Chứng minh tính đúng đắn của câu nói trên
24/09/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Tieu Dong Cách đây 6 nămHãy phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cầ cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng ột ình bóng râm
(_Tre Việt Nam_Nguyễn Duy_)
19/10/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Thanh Truc Cách đây 6 nămCả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một miệng hai.
a. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích trên
b.Đoạn trích sử dụng ngôi kể nào
c.Nêu ND chính của đoạn trích
d.Phẩm chất nào của người bà được tác giả nhắc đến nhiều nhất
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)thu hảo Cách đây 6 nămhttp://tin.tuyensinh247.com/de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-van-phong-gddt-tan-chau-2016-c30a27762.html
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)hi hi Cách đây 6 nămĐọc đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới
Tiếng lửa réo ù ù như tiếng vó ngựa của một đạo quân hung dữ. Khói cuộn lên, cồn lên từng đụn như những đám mây vần vũ khí trời chuyển động, Tán lá bay đen trời . Không gian bị nung lên, nóng hừng hực. Trời đất tối sầm lại. Gió thổi gằn từng đợt. Đàn ''ngựa lửa'' chồm lên , nhảy ùa vào những cụm lá khô, vừa cào cấu vừa réo lên ù ù, ra chiều thỏa thuê, khoái tía lắm. Khi gặp những bãi cỏ khô, ngọn lửa lại rạp xuống , thè thè những chiếc lưỡi đỏ đọc ra mà liếm lèo lèo.
( Trích trong Cơn Lốc, Khuất Quang Thụy)
1, Cho biết phương thức biểu đạt chính và chủ đề của đoạn văn.
2, Đoạn văn đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng?
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Lê Nguyễn Hạ Anh Cách đây 6 nămNửa thế kỉ trước đây,trong đêm dài nô lệ,cái tên rất đẹp:Nguyễn Ái Quốc vang dội trong lòng nhiều người Việt Nam ta như một niềm tin và lời kêu gọi đấu tranh.Từ đó đến nay,Hồ chủ tịch cùng dân tộc ta đã chia sẻ biết bao ngọt bùi cay đắng suốt quá trình chiến đấu cách mạng lâu dài,gian khổ,oanh liệt.Tình cảm của Hồ chủ tịch đối với dân tộc và tình cảm của dân tộc ta đối với Hồ chủ tịch là điển hình mẫu mực của mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng.Thể hiện tinh thần cao cả của chủ nghĩa Mác-Lê Nin,đồng thời mang sắc thái tình cảm đậm đà dân tộc Việt Nam ta.
a,xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
b,nêu nội dung đoạn trích
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)can chu Cách đây 6 năm"Vừa nghe thấy thế,em tôi bất giác run lên bần bật,kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.Cặp mắt của em lúc này buồn thăm thẳm,hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.Đêm qua,lúc nào chợt tỉnh,tôi cũng nghe thấy tiếng nữa nở,tức tuởi của em.Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to,nhưng nuớc mắt cứ tuôn ra như suối,uớt đầm cả gối và hai cánh tay áo".
Câu 1:tìm và phân loại các từ láy có trong đoạn trích trên?
Câu 2:thế nào là từ đồng nghĩa?tìm các từ đồng nghĩa với từ "kinh hoàng"
Câu 3: Cần phân biệt từ đồng âm với hiện tựong nào?tìm từ đồng âm với danh từ "cặp" trong đoạn trích trên và cho biết nghĩa của từ đó.
Câu 4: Câu văn sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?hãy sửa lại cho đúng:a) Qua bài thơ "Bác đến chơi nhà"cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến
b)Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn học giỏi cáca môn xã hội.Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau:
a) "Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba cìm với nuớc non"
b) "Nứoc non lận đận một mình
thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)A La Cách đây 6 nămBạn nào kiểm tra 1 tiết Ngữ văn tiếng việt cho mình xin đề nhé!!!
Thank you
22/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Lê Văn Duyệt Cách đây 6 nămÔi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân
(Tố Hữu)
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ về người anh hùng làng Gióng
19/10/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Hoai Hoai Cách đây 6 năm1, Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ "ta vs ta" trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến vs cụm từ "ta vs ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
2, Hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Nêu 2 VD để thấy đc sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
3, Tìm 2 thành ngữ có cặp từ trái nghĩa (gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa đó)
Giúp mk đi mk đang cần gấp (giúp mk trl 1 câu thôi cx đc)
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Naru to Cách đây 6 năm1) Tìm các từ láy có vần :
Ấp :
Om :
Um :
Ung :
2) Đâu là từ láy , từ ghép :
- Trơ tráo , trơ trọi , nhanh nhẹn , máu mủ , mặt mũi , tóc tai , rấu ria , khuôn khổ , ngọn nghành , tươi tắn , tốt tươi , nấu nướng , ngu ngốc , học hỏi , mệt mỏi , dẻo dai .
3) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) miêu tả tâm trạng của em khi được điểm cao trong bài kiểm tra . ( Sử dụng ít nhất 5 từ láy )
HELP ME
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)hồng trang Cách đây 6 nămĐẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
1 tìm những phương thức biểu đạt của đoạn văn trên
2 tìm từ láy và nêu tác dụng
3 qua đoạn văn trên em cảm nhận j về tác giả vũ bằng
( giúp mình nha các bạn )
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)bich thu Cách đây 6 nămĐỀ 1:
1. Đọc đoạn văn "Dân phu kể hàng trăm nghìn con người ... trông thât là thảm"
a. phương thức biểu đạt chủ yếu ở đoạn văn trên là gì?
b. nội dung chính của đoạn văn trên?
2. đọc lại đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu bên dưới
a. xác định biện pháp tu từ có trong đọan trích
b. nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên
ĐỀ 2:
1. đọc đoạn văn "bấy giờ, ai nấy ở trong đình ... đuổi cổ nó ra"
a. phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
b. đoạn văn trên cho em hiểu bản chất gì của tên quan phủ?
2. đọc lại đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu bên dưới
dấu chấm lửng trong câu "bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi" có tác dụng gì
3. đọc kĩ câu tục ngữ và thực hiện các yêu cầu bên dưới "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
a, xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ trên và cho biết chúng thuộc kiểu nào?
b, nêu tác dụng của phép tu từ đó
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Mai Rừng Cách đây 6 nămKIỂM TRA VĂN LỚP 7 HKI TG:45’
Câu 1: (2đ)Văn bản “Mẹ tôi”là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhân đề là “Mẹ tôi”
Câu 2:(3đ)Trong văn bản”Cổng trường mở ra” người mẹ nói:’…bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?Nêu nội dung bài.
Câu 3(1đ)Em hãy nêu nội dung chính của bài Sông núi nước Nam
Câu 4:(1đ)So sánh cụm từ ''Ta với ta'' trong bài Qua Đèo Ngang và Bạn Đến Chơi Nhà?
Câu 5(4đ)Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một trong hai bài sau :
a.Bánh trôi nước
b.Một trong các chủ đề ca dao dân ca
ĐÁP ÁN
Câu 1:
*Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
*Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
Câu 2:
-Nơi cung cấp cho chúng ta những vốn tri thức phong phú, mới lạ về thế giới xung quanh vè về con người,nhiều thứ khác(0.5đ)
-Giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân cánh (0.5đ)
-Cho chúng ta sống trong mối quan hệ trong sáng và tình thầy trò(0.5đ)
-Dạy nhiều điều hay cho mỗi con nghười(0.5đ)
Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người(1đ)
Câu 3:
-Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đát nước
-Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
Câu 4:
Trong bài Qua Đèo Ngang là tác giả với tác giả thể hiện nỗi buồn thầm lặng, sự cô đơn của tác giả
Trong bài Bạn đén chơi nhà là tác giả với bạn của tác giả thể hiện sự hòa hợp, tình bạn không cần của cải vật chất
Câu 5:
Tùy theo học sinh làm và gv chấm.
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)hi hi Cách đây 6 nămB1 Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của bài ''rằm tháng giêng''
B2 sau khi học xong ''tiếng gà trưa''em hiểu được ý nghĩa gì từ âm thanh của tiếng gà trưa
B3 viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
B4 sưu tầm một số câu thơ viết về tình cảm bà cháu hoặc gia đình
help me!!!!!
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Suong dem Cách đây 6 năm" Tiếng suồi trong như tiếng hát xa "
1.Chép tiếp các câu thơ sau để hoàn thiện bài thơ
2.Bài thơ em vừa chép có tên là gì?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
3.Tìm biện pháp tu từ có trong bà thơ và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
5.Viết đoạn văn ( 12 - 15 câu ) nêu cảm nhận của em về bài thơ em vừa chép. Trong đoạn văn em có sử dụng phép nối(gạch chân từ thể hiện phép nối)
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)minh dương Cách đây 6 nămAi có đề thi học kì 2 môn văn của năm 2015-2016 không ,giúp mình với
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Goc pho Cách đây 6 năma) Đọc đoạn văn và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới.
Dân ta có một nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nó nhấn chìn tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mỡ đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì ?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàm ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào ? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì ?
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời câu hỏi sau :
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào ?
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
g) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của văn bản ở các phương diện sau :
- Xây dựng bố cục ;
- Cách chọc lọc và trình tự đưa dẫn chứng ;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
Trả lời nhanh giúp mình nhé!!
25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Xuân Ngạn Cách đây 6 nămgiúp mình với hôm nay mình phải thi rồi T.T<HU HU>Đề 6:Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày
trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở
nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến
miền xuôi, ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên
chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà
mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công
nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần
vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,…
Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng
nồng nàn yêu nước.(Hồ Chí Minh, Tinh
thần yêu nước của nhân dân ta)Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết:a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.b) Biện pháp liệt kê đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn
văn trên. Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy trong đoạn văn đối với việc chứng
minh luận điểm cơ bản của bài văn: “Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta“.c) Giữa hai vế được liên kết theo mô hình “từ… đến…”
ở đoạn văn trên có những mối quan hệ như thế nào?d) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình “từ…
đến…”.Đề 7:Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng
hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt
câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt
tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn
hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.(Đặng Thai Mai, Sự
giàu đẹp của tiếng Việt)Đọc đoạn văn trên và cho biết:a) Câu văn nào nêu luận điểm và những câu nào làm nhiệm vụ
giải thích luận điểm ấy?b) Tác giả đã giải thích thế nào về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt? Hai phẩm chất ấy có quan hệ với nhau như thế nào?25/02/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7