Thiên nhiên và con người luôn có mối quan hệ gắn kết và tác động qua lại. Thông qua các tác phẩm trong bài Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên dưới đây sẽ giúp các em tiếp cận và phân tích các văn bản về thiên nhiên. Đồng thời nắm được yêu cầu và cách viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Bài học Củng cố, mở rộng Bài 9 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức trên. Qua đó, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học
a. Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin
- Có nhiều các triển khai ý tưởng và thông tin khác nhau trong một văn bản thông tin. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả khá quen thuộc, các tác giả cũng thường chọn cách đưa ra liên tiếp nhiều góc nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng để độc giả thấy được tính phức tạp của vấn đề được đề cập. Cũng có khi người viết lần lượt trình bày về từng bộ phận của đối tượng muốn nói đến trước khi đưa ra một thông tin hay quan điểm nhìn nhận thông tin mang tính chất bao trùm.
- Việc lựa chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin luôn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được nói đến, vào mục đích viết và hiệu quả tác động đến người đọc.
b. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hoạt động
Đây là loại văn bản thuyết minh nói về đặc điểm của một trò chơi hay hoạt động, giúp người đọc có thể tham gia, thưởng thức hay đánh giá về trò chơi, hoạt động ấy một cách thuận lợi. Văn bản thường trình bày chi tiết về cách chơi, cách tổ chức hoạt động bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu, có thể kèm theo các hình vẽ hay bức ảnh mang tính minh họa.
1.2. Ôn tập cách viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1.2.1. Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia).
- Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.
- Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người.
- Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động
1.2.2. Quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
* Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
Em có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc đã tìm hiểu.
Ví dụ: Bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, trốn tìm…
b. Tìm ý
Hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
- Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu?
- Trò chơi hay hoạt động đó dành cho lứa tuổi nào?
- Hiện nay người ta có còn chơi trò đó hay duy trì hoặt động đó nữa không?
- Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó là gì?
- Trò chơi hay hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người?
- Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đó là gì?
c. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu về trò chơi hay hoạt động
- Thân bài:
+ Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động
+ Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động
- Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đối với cuộc sống con người.
* Viết bài
Khi viết bài, cần lưu ý:
- Kết hợp các thông tin em tham khảo được về trò chơi hay hoạt động và những trải nghiệm của em.
- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng.
- Mỗi ý thuyết minh về trò chơi hay hoạt động trình bày thành một đoạn văn.
* Chỉnh sửa bài viết
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động |
Nếu bài viết chưa được giới thiệu cụ thể tên trò chơi hay hoạt động, hoàn cảnh diễn ra trò chơi hay hoạt động, đối tượng tham gia…cần bổ sung. |
Miêu tả chi tiết, rõ ràng quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động. |
Bổ sung thông tin hoặc điều chỉnh các câu, đoạn cho bài viết mạch lạc. |
Nêu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động. |
Nếu việc nêu tác dụng, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động còn sơ sài hoặc chưa chính xác cần bổ sung và điều chỉnh. |
Đảm bảo về yêu cầu chính tả và diễn đạt |
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có). |
Bài tập minh họa
Bài tập: Hãy tìm hiểu về một quy tắc trò chơi mà em biết.
Hướng dẫn giải:
Hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
- Trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào?
- Quy tắc, luật lệ của trò chơi đó là gì?
- Số người chơi là bao nhiêu?
- ...
Lời giải chi tiết:
Quy tắc trò chơi ném còn:
Trò chơi là một môn thể thao nam và nữ. Luật chơi cho các đội giống nhau:
1. Tổng cộng có 16 người chơi trong đội. Có thể có 7 người trên sân cùng một lúc, bao gồm cả thủ môn. Các quy tắc của trò chơi giả định rằng có những người chơi bóng ném dự bị và người thay thế họ trong toàn bộ thời gian chơi bóng ném trong cùng một khoảng thời gian.
2. Số người chơi tối thiểu khi bắt đầu trò chơi là ít nhất 5 người.
3. Thời lượng của trò chơi. Trong cuộc thi của nhóm người lớn, trò chơi được chia thành 2 hiệp. Thời gian là bao lâu: 30 phút. Khi hết hiệp một, các đội được nghỉ kéo dài thêm 15 phút.
4. Thời gian chơi bóng ném cho trẻ em và đàn em kéo dài khác nhau. Nếu đội trẻ từ 8 đến 12 tuổi thì chỉ có 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, nếu đội lớn hơn dưới 16 tuổi thì có 2 hiệp mỗi hiệp 25 phút.
5. Sau mỗi lần giải lao, người tham gia chuyển sang phần thứ hai của sân.
6. Nếu hòa, thời gian phụ được trao. Thời gian làm thêm được xác định riêng.
7. Để bắt đầu trận đấu, bóng được ném xuống sân.
8. Theo nguyên tắc chung, bóng có thể chạm vào cơ thể của người tham gia trừ chân.
9. Phải có khoảng cách ít nhất 3 mét giữa các cầu thủ để di chuyển.
Có một quy tắc rất quan trọng nữa. Số lượng thời gian một người chơi có thể giữ bóng bị giới hạn. Không mất quá 3 giây để chuyền hoặc ghi bàn.
Lời kết
- Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 9, các em cần:
+ Nắm được các đặc điểm chính trong văn bản đã học
+ Nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng Bài 9 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên. Từ đó, các em có thể vận dụng viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247