YOMEDIA
NONE

Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Bài học Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử thuộc sách Cánh diều nhằm giúp các em biết cách thực hành trao đổi thảo luận về những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đây là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Định hướng

a. Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

b. Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, cần chú ý:

- Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn có thể trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một số sự kiện được nhắc đến ở các văn bản đọc hiểu đã học.

- Lập dàn ý cho bài trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn.

- Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận.

- Quy trình trao đổi, thảo luận:

(1) Nêu khái quát về sự kiện.

(2) Thuật lại ngắn gọn sự kiện.

(3) Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện.

1.2. Thực hành

Thực hành: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

a. Chuẩn bị:

- Lựa chọn sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận.

- Thu thập và lựa chọn các thông tin về sự kiện, những ý kiến đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đó từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet…

- Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ…)

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi:

  • Đó là sự kiện nào? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai? Diễn ra theo trình tự như thế nào? Đâu là các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc của sự kiện?
  • Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm mà nó xảy ra với cuộc sống chúng ta ngày nay?

- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói:

(1) Mở bài: Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

(2) Thân bài:

- Thuật lại ngắn gọn diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

- Nêu ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đối với cuộc sống ngày nay.

(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

c. Nói và nghe:

- Người nói dựa vào dàn ý đã làm để trình bày ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

- Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện:

  • Người nghe theo dõi, nắm bắt được diễn biến và ý nghĩa của sự kiện.
  • Người nói và người nghe trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện bằng cách nêu ra các quan điểm hoặc câu hỏi của bản thân. Có thái độ phù hợp khi trao đổi.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

- Người nói:

  • Nội dung bài nói đã đầy đủ chưa (diễn biến và ý nghĩa của sự kiện)?
  • Cách trình bày có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ và cách phương tiện hỗ trợ khác có phù hợp?

- Người nghe:

  • Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin (diễn biến, ý nghĩa của sự kiện) mà người nói cung cấp.
  • Tập trung chú ý theo dõi người nói, nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một bài thực hành nói trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn sự kiện lịch sử mà em nắm rõ nhất.

- Các sự kiện như: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,...

b. Lời giải chi tiết:

(1) Mở bài: Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện:

"Cứ đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này."

(2) Thân bài:

Thuật lại ngắn gọn diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

"Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”."

Nêu ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đối với cuộc sống ngày nay:

"Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.

Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.

Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.

Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình."

(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện:

"Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia".

(Sưu tầm)

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể lớp học.

+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.

+ Nắm được các bước trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

Soạn bài Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Bài học Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành nói trước tập thể về một vấn đề cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Khi không hiểu được nội dung nào của bài học, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON