Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một sự kiện đáng nhớ đối với dân tộc Việt Nam. Sự kiến ấy đã được tác giả Bùi Đình Phong thuật lại trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuộc sách Cánh diều. Để hiểu hơn về bài học này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học chi tiết dưới đây.
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị
a. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- PGS. TS Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông từng trải qua quá trình rèn luyện trong quân ngũ, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường B (tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi).
- Sau đó theo học đại học chuyên ngành lịch sử và được giữ lại công tác tại Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Tháng 1/1994 ông về công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
- Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài, đam mê nghiên cứu khoa học, đi giảng dạy.
* Tác phẩm:
- Thời điểm là thứ bảy, ngày 1 tháng 9 năm 2018, nơi xuất hiện văn bản là trên báo. Thời điểm đó có ý nghĩa: Trước ngày kỉ niệm Bác Hồ độc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Thông tin ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.
b. Tìm hiểu về văn bản thông tin:
- Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó… Văn bản thông tin thường được trình bày chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh…
- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học…). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc…
c. Tìm hiểu từ khó:
- Báo vụ: Người có nhiệm vụ nhận và phát điện báo.
- Lâm thời: Tạm trong một thời gian, chưa chính thức.
- Bản thảo: Văn bản được soạn ra để đưa in.
- Các nước đồng minh: Các nước liên kết quân sự với nhau để chống lại các nước phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
d. Nội dung chính:
Tác giả Bùi Đình Phong viết về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
e. Bố cục: Tìm hiểu theo 3 phần như sau:
- Phần in đậm và phần (1).
- Những thông tin trong phần (2).
- Những thông tin trong phần (3).
1.2. Đọc hiểu
a. Phần in đậm và phần (1):
- Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng:
- Tóm tắt nội dung bài viết
- Thu hút người đọc, xác định chủ đề văn bản.
- Phần (1) cung cấp thông tin: Bác đề nghị có cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được viết vào năm 1776.
b. Những thông tin trong phần (2):
- Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần (2):
- Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ, đề nghị xét duyệt Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
c. Những thông tin trong phần (2):
- Thông tin nào được nhắc đến ở phần (3): 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.
1.3. Tổng kết
- Về nội dung: Văn bản nói về thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Về nghệ thuật:
+ Văn bản thuật lại sự việc ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự thời gian.
+ Thông tin được đưa ra rõ ràng, chi tiết.
Bài tập minh họa
Bài tập: Những mốc thời gian nào được nhắc trong văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập.
a. Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ lại văn bản và liệt kê tất cả các mốc thời gian được nhắc trong văn bản.
b. Lời giải chi tiết:
- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản:
- Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
- Ngày 22/8: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
- Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng.
- Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
- Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
- 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Bố cục tìm hiểu một văn bản chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều gồm: Chuẩn bị, đọc hiểu.
+ Hiểu được ý nghĩa của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập.
+ Bước đầu nắm được đặc điểm của văn bản thông tin.
Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của một văn bản thông tin. Để làm phong phú thêm kiến thức, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247