Bài học Tự đánh giá bài 5 nằm trong chương trình sách Cánh diều nhằm giúp các em học sinh ôn luyện lại đặc điểm của văn bản thông tin đã học. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em, giúp các em chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật tốt. Cùng Học247 tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá
(1) Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản trên?
A. Nhan đề văn bản.
B. Các thông tin chính.
C. Nguồn cung cấp thông tin.
D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin.
Đáp án:
D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin.
-> Yếu tố không có trong văn bản trên là: Các số thứ tự đánh dấu thông tin.
(2) Phương án nào nêu đúng nhất sự kiện lịch sử được thuật lại trong văn bản trên?
A. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang).
B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập.
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
Đáp án:
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
-> Phương án nêu đúng nhất sự kiện lịch sử được thuật lại trong văn bản trên là: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
(3) Các mốc thời gian được nhắc đến nhiều nhất trong văn bản thuộc tháng năm nào?
A. Tháng 3 - 1945.
B. Tháng 8 - 1945.
C. Tháng 9 - 1945.
D. Tháng 10 - 1945.
Đáp án:
B. Tháng 8 - 1945.
-> Các mốc thời gian được nhắc đến nhiều nhất trong văn bản thuộc tháng năm sau: Tháng 8 - 1945.
(4) Em sẽ đọc các mốc thời gian trong văn bản theo thứ tự như thế nào?
A. Đọc lần lượt từng mốc bên trái trước, từ trên xuống dưới.
B. Đọc lần lượt từng mốc bên phải trước, từ trên xuống dưới.
C. Đọc lần lượt từng mốc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
D. Đọc lần lượt từng mốc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Đáp án:
C. Đọc lần lượt từng mốc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
-> Em sẽ đọc các mốc thời gian trong văn bản theo thứ tự như sau: Đọc lần lượt từng mốc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
(5) Vì sao mốc thời gian "2-9-1945" lại được in màu đỏ?
A. Vì đây là mốc thời gian cuối cùng được nhắc đến.
B. Vì đây là mốc thời gian quan trọng, cần được lưu ý.
C. Vì đây là một ngày lễ lớn có từ xa xưa của dân tộc.
D. Vì muốn làm cho màu sắc của văn bản sinh động.
Đáp án:
B. Vì đây là mốc thời gian quan trọng, cần được lưu ý.
-> Mốc thời gian "2-9-1945" lại được in màu đỏ là: Vì đây là mốc thời gian quan trọng, cần được lưu ý.
(6) Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng với ba thành tố phụ?
A. Đại hội Quốc dân thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa.
B. Khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội.
C. Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn.
Đáp án:
B. Khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội.
-> Câu có vị ngữ được mở rộng với ba thành tố phụ là: Khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội.
(7) Các bức ảnh trong văn bản trên không có tác dụng nào sau đây?
A. Làm cho hình thức của văn bản trở sinh động, hấp dẫn.
B. Làm cho các thông tin trong văn bản có tính chân thực hơn.
C. Bổ sung thêm thông tin cho người đọc.
D. Quy định thứ tự đọc các thông tin của văn bản.
Đáp án:
B. Làm cho các thông tin trong văn bản có tính chân thực hơn.
-> Các bức ảnh trong văn bản trên không có tác dụng sau: Làm cho các thông tin trong văn bản có tính chân thực hơn.
(8) Qua nội dung của văn bản, em hiểu nghĩa của từ "mốc son" là gì?
A. Một khoảng thời gian dài.
B. Một thời điểm quan trọng.
C. Một thời kì phát triển.
D. Một giai đoạn khó khăn.
Đáp án:
B. Một thời điểm quan trọng.
-> Qua nội dung của văn bản, em hiểu nghĩa của từ "mốc son" như sau: Một thời điểm quan trọng.
(9) Qua văn bản, kết hợp với những hiểu biết của em, hãy cho biết mốc thời gian nào trong tháng Tám (1945) được coi là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án:
- Mốc thời gian trong tháng Tám (1945) được coi là quan trọng nhất: 30/8/1945: Hoàng Đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đã tuyên bố thoại vị.
- Ý nghĩa: Đây là sự kiện có ý nghĩa kết thúc cuộc cách mạng tháng Tám, chấm dứt hơn 80 năm xâm lược của thực dân Pháp và sự tồn tại của nhà nước thực dân nửa phong kiến trên đất nước ta.
(10) Hãy cho biết việc trình bày bằng đồ họa giúp gì cho em trong việc hiểu và ghi nhớ thông tin của một sự kiện?
Đáp án:
- Việc trình bày bằng đồ họa giúp:
+ Ghi nhớ các mốc thời gian theo sự kiện dễ dàng hơn.
+ Sử dụng hình ảnh làm các sự kiện trở nên sinh động, chân thực.
+ Sử dụng các phông chữ, cách in đậm, màu sắc khác nhau để đánh dấu mốc quan trọng.
1.2. Hướng dẫn tự học
- Đọc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6, tập trung vào các bài thuật lại một sự kiện nổi bật của nước ta và thế giới được trình bày theo trật tự thời gian.
- Đọc sách báo, truy cập internet, thu thập tư liệu (gồm các bài viết, hình ảnh, video…) liên quan đến các sự kiện nổi bật như Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chiến dịch Giờ Trái Đất…
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy sưu tầm một văn bản thông tin mà em biết.
a. Hướng dẫn giải:
- Có thể tìm trên các phương tiện như: internet, sách văn học, báo chí,...
b. Lời giải chi tiết:
Văn bản thông tin bàn về ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những mốc son chói lọi, một bước ngoặt vĩ đại; đồng thời, là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Tháng 4 năm 1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt là thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4, tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Tháng 8 năm 1945 là thời điểm cao trào của cuộc cách mạng. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định đây cơ hội của ta để giành lại độc lập. Sau khi phát động toàn dân khởi nghĩa dành chính quyền, 23 giờ ngày 13/8 ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Từ 14 đến 18/8/1945 tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi, có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Tiếp đến 23/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và nhiều tỉnh thành khác. Cuối cùng là 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum,… Kết quả là ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân.
Cách mạng thắng lợi mang lại ý nghĩa to lớn với toàn dân tộc. Chiến thắng đã mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc bởi thứ nhất nó phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thứ hai là mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Với thắng lợi của cách mạng tháng tám thì Đảng Cộng sản trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. Không những vậy, chiến thắng của đất nước ta còn ảnh hưởng đến thế giới góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi.
Như các bạn vừa nghe thì tôi xin khẳng định đây là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bước khởi đầu cho những chiến thắng tiếp theo của chúng ta.
(Sưu tầm)
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Rèn luyện khả năng nhận biết và phân tích một văn bản thông tin.
+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.
Hỏi đáp bài Tự đánh giá bài 5 Ngữ văn 6
Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247