YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tuổi thơ tôi - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Tuổi thơ tôi thuộc chương trình mới - Chân trời sáng tạo dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra những suy ngẫm về tình bạn, tình thầy trò. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Tuổi thơ tôi tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

1.2. Nghệ thuật

- Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.

2. Soạn bài Tuổi thơ tôi

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?

Trả lời:

- Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em. 

- Đó là một lần vì bạn ốm nên nghỉ học nhiều ngày và nhờ em chép bài hộ trên lớp nhưng vì lười nên em đã không giúp bạn. Mấy ngày đó không có gì để xem bài, bạn đã buồn em và sau này em đã rất áy náy.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Trả lời:

- Lợi rất quý chú dế lửa. Nó đánh nhau không loại dế nào bì được, lại rất khó để tìm được một chú dế lửa.

Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

Trả lời:

- Con dế kêu khiến thầy giáo phát hiện ta. Hộp dế của lợi bị thầy giáo thu mất.

Câu 3. Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Trả lời:

- Những người bạn của Lợi không hề xấu. Nhưng chỉ vì sự ghen tị khi Lợi có con Dế Lửa nên mới có những hành động như vậy.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Trả lời:

- Ấn tượng chung của em về văn bản là rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.

Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Trả lời:

- Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Khi biết dế lửa chết, Lợi đã “khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy”, “cặp mặt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng”.

Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Trả lời:

- Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà, đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

- Đám tang chú dế, tất cả bạn bè của Lợi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

- Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho đầy.

- Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi.

Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

Trả lời:

a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ câu chuyện kể về Lợi và miêu tả về nhân vật này rất kĩ.

b.

- Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.

Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

Trả lời:

- Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện một cách chân thực và rõ nét nhất. Từ một câu chuyện ganh tị, ghen ghét nhau của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.

Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trả lời:

- Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống đó là cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung hơn đối với mọi người.

Các em có thể tham khảo bài giảng Tuổi thơ tôi để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ văn bản Tuổi thơ tôi, em hãy viết đoạn văn nghị luận về cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống.

Trả lời:

Trong xã hội thì việc ứng xử giữa con người với con người đóng một vai trò rất quan trọng.  Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Chính vì vậy cách ứng xử tốt giữa con người với nhau tạo nên một điều kì diệu giữa cuộc sống xô bồ này. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, không thô lỗ. Chính vì vậy họ có thể dễ dàng hoàn thiện được nhân cách bản thân. Cũng từ đó họ được những người xung quanh yêu quý và tôn trọng. Mối quan hệ giữa con người với con người cũng từ đó được gần nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Khi con người gần gũi nhau như vậy thì xã hội sẽ ngày càng phát triển văn minh.  Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, đáng chê trách. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó đã gây nên những tổn thương cho bạn bè. Tóm lại, cách ứng xử giữa con người với nhau rất quan trọng trong cuộc sống này. Vì vậy chúng ta nên rèn luyện bcho mình cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, hướng đến sự thành công trong cuộc sống. 

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Tuổi thơ tôi

Bài soạn Tuổi thơ tôi đã được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung. Để hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Tuổi thơ tôi dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Tuổi thơ tôi Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON