YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được phương tiện phi ngôn ngữ và tác dụng của dấu chấm phẩy trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10)

Câu 1. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:

Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trả lời:

- Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp.

Câu 2. Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dâu chấm phẩy được không? Vì sao?

Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,...

(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)

Trả lời:

- Không nên thay dấu phẩy trong đoạn văn trên bằng dấu chấm phẩy vì dấu chấm phẩy chỉ nên dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn, trong câu có cấu tạo phức tạp.

- Ví dụ: Theo dõi câu cuối trong đoạn trích bài tập 1: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

=> Trong ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các khoảng dừng lớn bảo trùm khoảng dừng nhỏ (tranh, ảnh). Còn trong đoạn trích ở bài tập 2, không có khoảng dừng nào nhỏ hơn, câu này cấu tạo đơn giản nên không cần thiết dùng dấu chấm phẩy.

Câu 3. Em hãy đọc lại các văn bản Thiên nhiên - Mẹ của muôn loài và Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro và trả lời các câu hỏi sau:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?

b. Chọn một số hình ảnh được dùng trong hai văn bản trên và nhận xét ý nghĩa của các hình ảnh đó.

Trả lời:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: các hình ảnh minh họa, số liệu về khoảng cách và giọng điệu của tác giả.

b. Ý nghĩa của các hình ảnh được sử dụng trong cả hai văn bản trên giúp người đọc nhận ra được sự vô giá của thiên nhiên mang lại cho con người, chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn mẹ thiên nhiên thật tốt.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm 

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.

Trả lời:

Gió mùa thu mềm mại như một dải lụa khẽ lùa qua tán lá đưa mùi hương mát nhẹ của hoa trải lên đường phố; mang mùi hương của bát phở Hà Nội đùn bên những thực khách tò mò; đưa mùi hương ngọt ngào của hơi sương đến bên những hàng liễu rủ như mái tóc của các cô thiếu nữ. Những tia nắng mỏng manh vừa tan trong sương sớm vội ùa lấy gió, nhờ gió chở đi đổ rắc bột màu kỳ diệu lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay bay trên phố, nàng gió xuất hiện đưa lá đi chơi và rồi từ từ trả lá nhẹ nhàng về mặt đất. Gió mùa thu không giống với gió oi bức của mùa hè và cũng không giống gió lạnh tê tái của mùa đông mà gió nó khẽ se se, lành lạnh mơn man những làn da nhạy cảm. Gió như một sợi dây mỏng manh kết duyên cùng trời đất thu làm cho cảnh vật và con người hoà quyện lại với nhau tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo, đầy màu sắc.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON