YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 biết cách sử dụng dấu chấm phẩy một cách phù hợp. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em bước đầu biết nhận diện và phân tích được phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Dấu chấm phẩy

* Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

* Ví dụ:

- Nếu có thể làm một chuyến du lịch trở về thăm Trái Đất cách nay 140 triệu năm, bạn sẽ thấy vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm; nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim; xửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử khác.

-> Trong câu trên, tác giả đã liệt kê một chuỗi hình ảnh của Trái Đất cách nay 140 triệu năm và sử dụng hai dấu chấm phẩy để phân định ranh giới giữa các hình ảnh.

1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn.

- Ví dụ: những hình ảnh trong văn bản Lễ cúng Thấn Lúa của người Chơ-ro giúp người đọc hình dung rõ hơn về nghi thức và hoạt động trong buổi lễ này.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của chúng.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về dấu chấm phẩy để giải bài tập này.

- Đoạn văn với chủ đề tự chọn (nên chọn chủ đề gần gũi, quen thuộc).

Lời giải chi tiết:

Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi: Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.

-> Tác dụng: Ngăn cách giữa 2 vế một câu ghép, thay cho từ nối.

Bài tập 2: Em hãy đọc lại các văn bản Thiên nhiên - Mẹ của muôn loài và Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro và trả lời các câu hỏi sau:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?

b. Chọn một số hình ảnh được dùng trong hai văn bản trên và nhận xét ý nghĩa của các hình ảnh đó.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Thiên nhiên - Mẹ của muôn loài và Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro để giải bài tập này.

- Xem lại lý thuyết về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để chỉ ra đúng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong 2 văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: các hình ảnh minh họa, số liệu về khoảng cách và giọng điệu của tác giả.

b. Ý nghĩa của các hình ảnh được sử dụng trong cả hai văn bản trên giúp người đọc nhận ra được sự vô giá của thiên nhiên mang lại cho con người, chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn mẹ thiên nhiên thật tốt.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được tác dụng của dấu chấm phẩy.

+ Vận dụng và phân tích được phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được phương tiện phi ngôn ngữ và tác dụng của dấu chấm phẩy trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF