Qua bài soạn giúp các em cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau.
1. Tóm tắt nôi dung bài học
1.1. Nội dung
- Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác gải miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.
1.2. Ý nghĩa văn bản
- Sông nước cà mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
1.3. Nghệ thuật
- Ngôi kể thứu nhất (tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền.
- Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả (quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng.
- Miêu tả bao quát đến cụ thể một cách hấp dẫn.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
2. Soạn bài Sông nước Cà Mau
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
- Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau.
- Trình tự miêu tả của bài văn
- Càng đổ dần vào hướng Cà Mau xung quanh đơn điệu màu xanh sắc lá.
- Đi qua những địa danh cụ thể về Cà Mau.
- Thuyền đi xuôi dòng sông Nam Căn hùng vĩ, rộng lớn.
- Đến chợ Năm Căn.
→ Đây là trình tự xa xa đến gần. Càng gần phong cảnh và các chi tiết miêu tả càng đặc thù và độc đáo.
- Bố cục: Gồm ba đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tượng chung thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
- Vị trí quan sát của người miêu tả chính là người đang ngồi trên con thuyền.
→ Đây là nơi thích hợp nhất để tác giả miêu tả cảnh trước mắt của mình khi thuyền di chuyển từ vùng này đến vùng khác ; từ xa đến gần với trung tâm của Cà Mau.
Câu 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh dơn diệu) tác giả đã tả ấn tượng ban đầu bao trùm vể sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
- Đoạn văn đầu ấn tượng bao trùm về sông nước Cà Mau.
- Ấn tượng ấy thể hiện qua cái nhìn
- Kênh rạch chi chít như mạng nhện.
- Tất cả đều là màu xanh đơn điệu (trời, nước, chung quanh).
- Ấn tượng ấy thể hiện qua cái nhìn
→ Cảm giác lặng lẽ, buồn, đơn điệu ⇒ Ấn tượng chung, nổi bật.
- Ấn tượng ấy được thể hiện qua thính giác: Tiếng rì rào của rừng, của sóng Biển Đông.
Câu 3. Qua đoạn nói về cách đặt tên các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Qua đoạn nói về cách đặt tên cho những dòng sông, con kênh ở Cà Mau, ta thấy các địa danh này rất nôm na giản dị, nó cứ theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên.
- Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm ; những đám mây bọ mắt ; những nơi tập trung con ba khía…).
Câu 4. Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự nhừng động từ ấy trong câu thì có ảnh hướng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ cua tác giả về câu này.
c) Tìm trong đoạn vãn những từ miêu tả màu sắc cua rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a. Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ của Cà Mau.
- Dòng sông: Mênh mông
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
- Cá nước bơi hàng đàn giữa những đầu sóng trắng
- Con sông rộng hơn nghìn thước…
- Rừng đước
- Dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận
- Ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh lá mạ xanh rêu, xanh chai lọ… lòa nhòa trong sương mù và khói sóng ban mai.
b. Câu văn có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được.
(1) "Chèo thoát".
(2) "Đổ ra".
(3)" Xuôi ".
- Bởi đây là hành trình của con thuyền đi từ kênh, ra sông và sau đó ra dòng Năm Căn rộng ngàn mét.
- Cách dùng từ của tác giả không chỉ chính xác mà rất tinh tế. Nó nói lên được sự hồ hởi sắp đến với chợ Năm Căn, cái đích của chuyến đi.
- Nếu thay đối trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ làm rối nội dung được diễn đạt. Vì nó diễn tả quá trình xuôi theo dòng chảy của con thuyền.
c. Màu sắc của rừng đước thể hiện qua những từ
- Màu xanh lá mạ : Màu xanh còn con, màu xanh ngọc.
- Màu xanh rêu : Xanh đậm hơn, đây là những cây đước nhiều tuổi hơn.
- Màu xanh chai lọ : Màu xanh lòa nhòa ở trong khói của rừng đước xa hơn.
→ Những màu xanh này đã tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước già hơn, xa hơn.
Câu 5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thế hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
- Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn ở vùng Cà Mau
- Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.
- Những đống gỗ cao như núi.
- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.
- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp : Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
Câu 6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì vể vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
- Nét đặc sắc, độc đáo của cảnh vật Cà Mau
- Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dần
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài "Sông nước Cà Mau" đã học.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 2. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
- Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.
- Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).
- Những con sông Nam Bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, mùa lũ có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là đước bần, những đám ô rô, dừa nước; những con thuyền đuôi tôm, những ghe bầu chợ nặng với tiếng máy nổ đinh tai.
- Những con sông miền Bắc và miền Trung thường hiền hòa trừ mùa lũ. Thuyền buồm; tre xanh hai bờ; nước trong, bãi cát vàng, bãi ngô non…
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Sông nước Cà Mau
Mod Ngữ văn Học 247 sẽ cập nhật một số bài văn mẫu trong thời gian sớm nhất.
5. Hỏi đáp về văn bản Sông nước Cà Mau
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.