YOMEDIA
NONE

Soạn bài So sánh - Ngữ văn 6

Qua bài soạn giúp các em làm quen với cấu tạo của phép so sánhcác kiểu so sánh thường gặp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm
    • So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
  • Mục đích
    • Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói.
    • Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm
    • Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
    • Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh ở vế A.
    • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
    • Từ so sánh.
  • Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều
    • Trong so sánh, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt.
    • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
  • Các kiểu so sánh thường gặp
    • So sánh đồng loại
      • So sánh người với người.
      • So sánh vật với vật
    • So sánh khác loại
      • So sánh Người với vật
      • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.

2. Soạn bài So sánh

2.1. So sánh là gì?

Câu 1. Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau:

(1) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

(2) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

  • Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ
    • (1) "Trẻ em như búp trên cành"
    • (2) "Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".

Câu 2. Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

  • "trẻ em" được so sánh với "búp trên cành"
  • "rừng đước" được so sánh với "hai dãy tường thành vô tận".

Câu 3. Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau?

  • Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.
    • Trẻ em và búp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,...
    • Rừng đước và dãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,...

Câu 4. Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì?

  • So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:
  • Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành - Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.
  • Rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 5. Câu sau đây cũng sử dụng so sánh nhưng không giống với sự so sánh ở các câu trên. Em hãy nhận xét về điều này.

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

(Tạ Duy Anh)

  • So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,...
  • Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh - một biện pháp tu từ.
  • Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh - biện pháp tu từ.

2.2. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1. Xem xét mô hình cấu tạo của phép so sánh qua bảng và ví dụ dưới đây:

Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
mặt
đẹp
như
hoa

a. Kẻ bảng tương tự và xếp các hình ảnh so sánh ở ví dụ (1), (2) vào những vị trí thích hợp.

Vế A 
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
(1) Trẻ em
 
như
búp trên cành
(2) rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận

→ Trường hợp (1) không đầy đủ các yếu tố; trường hợp (2) đầy đủ các yếu tố.

b. Đặt những từ ngữ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau đây vào bảng mô hình cấu tạo của phép so sánh và nêu nhận xét.

(1) Trường sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

(2) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

(Thép Mới)

Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
chí lớn ông cha
 
 
Trường Sơn
lòng mẹ
bao la sóng trào
 
Cửu Long
con người
không chịu khuất
như
tre mọc thẳng

c. Tìm thêm các từ ngữ có thể thay thế vào vị trí từ như trong các bảng trên.

  • Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao nhiêu... bấy nhiêu...

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, hãy tìm thêm một ví dụ:

a. So sánh đồng loại

  • So sánh người với người:

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

  • So sánh vật với vật: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […] (Vũ Tú Nam)

b. So sánh khác loại

  • So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

  Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

* Có thể lấy thêm các ví dụ sau.

a. So sánh đồng loại

Người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.

                                                                 (Tố Hữu)

  • Vật với vật: Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ (Đoàn Giỏi)

b. So sánh khác loại

  • Vật với người: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người (Thép Mới)

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Bác Hồ)

  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.

(Xuân Diệu)

Câu 2. Tìm từ điền vào chỗ trống trong bảng sau để được những câu thành ngữ:

 

khoẻ như
voi
trắng như
tuyết
...
...
...
...
đen như
thui
cao như
cây sào
...
...
...
...

Câu 3. Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau và xếp chúng vào bảng cấu tạo của phép so sánh.

Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Những ngọn cỏ
gẫy rạp
y như
có nhát dao vừa lia qua
Hai cái răng đen nhánh
lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp
như
hai lưỡi liềm máy làm việc
Cái chàng Dế Choắt
người gầy gò và dài lêu nghêu
như
một gã nghiện thuốc phiện
cánh
chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như
người cởi trần mặc áo gi-lê
chị
trợn tròn mắt, giương cánh lên
như
sắp đánh nhau
Mỏ Cốc
 
như
cái dùi sắt
sông ngòi, kênh rạch
càng bủa giăng chi chít
như
mạng nhện
bọ mắt
đen
như
hạt vừng
chúng
cứ bay theo thuyền từng bầy
như
những đám mây nhỏ
cá nước
bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống
như
người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận
Những ngôi nhà bè
ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước
như
những khu phố nổi

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng So sánh để củng cố hơn nội dung bài học.

4. Hỏi đáp về bài So sánh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON