Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo để chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật tốt, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập (Bài 6) dưới đây. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em củng cố lại kiến thức đã học trong Bài 6: Điểm tựa tinh thần. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ôn tập (Bài 6) tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học
- Gió lạnh đầu mùa
- Tuổi thơ tôi
- Chiếc lá cuối cùng
- Con gái của mẹ.
1.2. Lưu ý khi viết biên bản và tóm tắt nội dung trình bày của người khác
a. Lưu ý khi viết biên bản:
- Bước 1: Chuẩn bị
- Bước 2: Viết biên bản
- Bước 3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên dự họp nghe.
b. Lưu ý khi tóm tắt nội dung trình bày của người khác:
- Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt
- Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
2. Soạn bài Ôn tập (Bài 6)
Câu 1. Em hãy liệt kê ba văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Tác phẩm | Đề tài | Chủ đề | Chi tiết tiêu biểu |
Gió lạnh đầu mùa | Cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố nghèo vào những ngày đầu tiên gió mùa về. | Tình thương người, sự sẻ chia, cảm thông đối với người có hoàn cảnh khó khăn. | Chị em Sơn lấy áo của em Duyên đem cho Hiên mặc. |
Tuổi thơ tôi | Tuổi thơ. | Tình bạn cần có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau. | Lợi có chú dế lửa và vô tình chú đã bị chết, tất cả mọi người tổ chức đám tang long trọng cho chú dế. |
Chiếc lá cuối cùng | Sự sống và cái chết. | Thắp lên hi vọng sống cho ta từ những điều giản dị đến từ những người xung quanh ta. | Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ngay khi chiếc lá thật rụng xuống trong đêm mưa rét. |
Câu 2. Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.
Trả lời:
- Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 3. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng).
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Thầy Phu và cụ Bơ-men đều là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống.
+ Họ đều trầm lặng, âm thầm làm những việc có ý nghĩa cho người khác mà không cần sự đền đáp nào cả.
+ Họ đều có những hành động cao cả, mang lại giá trị tinh thần quý báu cho người khác.
+ Họ là những người làm những công việc cao quý, ngày đêm cống hiến cho xã hội (giáo viên và họa sĩ).
- Khác nhau:
+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm để giúp cậu học trò vơi đi phần nào sự buồn bã và thầy vẫn tiếp tục với công việc trồng người cao quý.
+ Cụ Bơ-men đã im lặng vẽ kiệt tác và cuối cùng cụ đã ra đi mãi mãi.
Câu 4. Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?
Trả lời:
- Khi viết biên bản và tóm tắt nội dung trình bày của người khác cần: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ nội dung.
Câu 5. Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác.
Trả lời:
- Học tập thật tốt, chăm chỉ làm việc nhà.
- Ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ…
- Thường xuyên chia sẻ, động viên bạn bè, người thân.
Câu 6. Sau khi học xong bài học, em hiểu "điểm tựa tinh thần" là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Trả lời:
- Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc tích cực mà chúng ta đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn trong cuộc sống.
- Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp mỗi người mạnh mẽ và vui tươi, và cuộc sống nhiều năng lượng hơn.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập (Bài 6).
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời. Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn - xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn - xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngón lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập (Bài 6) Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.