YOMEDIA
NONE

Soạn bài À ơi tay mẹ - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều

Bài thơ À ơi tay mẹ mang đến cho các em hình ảnh một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. Để hiểu hơn về hình ảnh này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn À ơi tay mẹ thuộc sách Cánh diều chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài À ơi tay mẹ tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. 

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

2. Soạn bài À ơi tay mẹ

Câu 1. Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

Trả lời:

- Hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ:

+ Bàn tay mẹ - chắn mưa.

+ Bàn tay mẹ - chặn bão.

+ Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru.

- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

Câu 2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

Trả lời:

- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời, cái khuyết.

- Cách gọi đó nói lên tình cảm yêu thương bao la vô bờ của người mẹ với con.

Câu 3. Trong bài thơ, cụm từ “à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Trả lời:

- Trong bài thơ, cụm từ “À ơi” được lặp lại 6 lần. 

- Tác dụng: 

+ Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru.

+ Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con.

Câu 4. “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.” Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.

Câu 5. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

- Hình ảnh bàn tay mẹ trong bài thơ tượng trưng cho người mẹ

Câu 6. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

- Các bạn có thể tự chọn khổ thơ mình yêu thích nhất và nêu lí do.

- Ví dụ: Em thích nhất khổ thơ cuối cùng vì nó không những thể hiện tình cảm của mẹ với con mà còn là với người thân (bà ngoại), với cộng đồng (đời) mà quên mất bản thân mình. Điều đó thể hiện một đức hi sinh lớn lao và vô cùng thiêng liêng.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài À ơi tay mẹ. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng À ơi tay mẹ

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh lời ru trong văn bản “À ơi tay mẹ”.

Trả lời:

Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ hẳn không thể thiếu được lời ru của bà, của mẹ - nhân tố chính đưa chúng ta vào giấc ngủ ngon. Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đưa lời ru của mẹ vào với những hình ảnh gần gũi nhất đối với một đứa trẻ. Trong lời ru của mẹ xuất hiện ánh trăng, ngọn gió thu, sương mù, lá cây,... cho đứa con có thể hình dung được về thế giới, sự vật quanh mình. Lời ru của mẹ bắt đầu bằng hai tiếng “à ơi” thân thiết, yêu thương, là cách gọi âu yếm của cha mẹ đối với con cái. Lời ru ấy được tác giả cảm nhận bằng mọi sự vật, mọi cung bậc cảm xúc của tình thương. Lời ru của mẹ không chỉ đơn thuần ru con ngủ mà còn làm “mềm ngọn gió thu”, “tan đám sương mù”, làm “cái khuyết tròn đầy:, “sóng lặng bãi bồi”, “đời nín cái đau”,.... Thực ra lời ru đâu có sức mạnh như thế, chính tình cảm được truyền tải của người mẹ và sự cảm vừa ngây thơ vừa sâu sắc của tác giả đã làm lời ru ấy trở nên kì diệu, thiêng liêng. Mượn hình ảnh lời ru, tác giả còn nói tới những sự vật, hiện tượng ẩn sau đó, cũng là để cảm nhận về thế giới qua người mẹ tần tảo của mình. Đồng thời nâng lời ru trở thành đôi cánh, sức mạnh để mỗi đứa trẻ thêm hạnh phúc và tự tin. Lời ru của mẹ không chỉ ru giấc ngủ của con mà còn ru cả những nỗi niềm, thổn thức trong tâm hồn trẻ thơ bé bỏng của mỗi đứa trẻ trước thế giới bao la rộng lớn.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản À ơi tay mẹ

À ơi tay mẹ là bài thơ nằm trong sách Ngữ văn 6 Cánh diều, bài thơ nhằm bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình qua hình ảnh đôi bàn tay cùng lời ru thân thương của người mẹ. Để cảm nhận đầy đủ về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản À ơi tay mẹ dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài À ơi tay mẹ Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF