YOMEDIA
NONE

Ôn tập (Bài 7) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Ôn tập (Bài 7) dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những văn bản thơ đã học trong Bài 7: Gia đình thương yêu. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Bài Những cánh buồm: Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

- Bài Mây và sóng: Bài thơ ngợi ca tình mẫu từ thiêng liêng sâu sắc, những triết lí giản dị mà sâu sắc, đúng đắn về hạnh phúc của gia đình trong cuộc đời.

- Bài Con là...: Bài thơ nói về tình cảm gia đình ấm cúng, đặc biệt là tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con.

1.2. Lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

- Xác định đề tài:

+ Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

+ Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn vẫn là bao nhiêu?

- Thu thập tư liệu:

+ Cần tìm những thông tin nào?

+ Tìm những thông tin ấy ở đâu?

+ Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

- Tìm ý:

+ Đọc diễn cảm bài thơ vải lần để cảm nhận âm thanh, vải, nhịp điệu của bài thơ vả xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em,

+ Tim và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu tử mà tác giả bài thơ sử dụng

+ Xác định chủ đề của bài thơ

+ Lý giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

- Lập dàn ý:

+ Mở đoạn giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

+ Thân đoạn trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát.

+ Kết đoạn khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

* Bước 3: Viết đoạn:

- Dựa vào dàn ý, viết một đoạn vẫn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

- Chỉnh sửa chính tả, lỗi dùng từ (nếu có)

- Đọc lại đoạn văn của em để xem xét lại những cảm xúc, tình cảm mà em đã chuyển tải.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Mây và sóng.

a. Hướng dẫn giải:

- Bài văn cần có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

- Cảm nhận của em có thể là: Yêu mến, tự hào, cảm động,...

b. Lời giải chi tiết:

Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tạo phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc, Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác; là bài ca về tình nhân ái là ước mơ và hạnh phúc tự do của con người là tình mẫu tử thiêng liêng.

Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cùng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đã nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên di sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy. Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Hạnh phúc giản đơn của chúng chỉ là được mẹ nâng niu, ôm ấp trong sự bao dung như cái bến bờ kì lạ mà con sóng lăn vào. Câu thơ cuối đã mang tới cho người đọc nhiều suy ngẫm “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia lìa, cũng có nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian này.

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

(Sưu tầm)

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc về một bài thơ em thích nhất.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài thơ em nắm rõ nội dung nhất.

- Đoạn văn cần có 3 phần đầy đủ: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

b. Lời giải chi tiết:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Củng cố lại nội dung những văn bản đã học.

+ Nắm được cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Soạn bài Ôn tập (Bài 7)

Bài học Ôn tập (Bài 7) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 7: Gia đình thương yêu. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 7) Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF