YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 bước đầu hiểu hơn về từ đa nghĩa và từ đồng âm. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ từ "đi" trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát.

-> "Đi" là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân.

+ Xe đi chậm rì.

-> "Đi" là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

1.2. Từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

- Ví dụ từ "tiếng" trong hai ví dụ sau là từ đồng âm khác nghĩa:

+ Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

-> "Tiếng" là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

+ Một tiếng nữa con sẽ về đến nhà.

-> "Tiếng" là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo. Ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Xác định nghĩa của từ "chạy" trong các trường hợp sau:

- Nam đang chạy (1) bộ.  

- Cái đồng hồ này chạy (2) nhanh 5 phút.      

- Bà con khẩn trương chạy (3) lũ.        

- Mặt hàng này bán rất chạy (4).

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về từ đa nghĩa để giải bài tập này.

- Xác định nghĩa của từng từ "chạy".

b. Lời giải chi tiết:

- Nam đang chạy (1) bộ.

-> Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.

- Cái đồng hồ này chạy (2) nhanh 5 phút.

-> Hoạt động của máy móc.

- Bà con khẩn trương chạy (3) lũ.

-> Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.

- Mặt hàng này bán rất chạy (4).

-> Nhiều người mua.

Bài tập 2: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

(1) Đậu tương - Đất lành chim đậu - Thi đậu.

(2) Bò kéo xe - 2 bò gạo - cua bò.

(3) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về từ đồng âm để giải bài tập này.

- Giải thích từng từ đồng âm được sử dụng trong những ngữ liệu trên.

b. Lời giải chi tiết:

(1)

  • Đậu tương: Đậu chỉ tên 1 loại đậu
  • Đất lành chim đậu: Đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
  • Thi đậu: Đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn.

(2)

  • Bò kéo xe: Bò chỉ con bò
  • 2 bò gạo: Bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)
  • Cua bò: Bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân.

(3)

  • Sợi chỉ: Chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá
  • Chiếu chỉ: Chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy
  • Chỉ đường: Chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác
  • Chỉ vàng: Chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được đặc điểm của từ đồng âm và từ đa nghĩa.

+ Vận dụng và phân tích được từ đồng âm và từ đa nghĩa trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 7)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được từ đa nghĩa và từ đồng âm trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF