YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ dưới đây nhằm giúp các em học sinh biết cách viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc của mình về một bài thơ đã học hay và sáng tạo nhất. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

- Cấu trúc gồm có 3 phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Đọc đoạn văn Những cánh buồm và phân tích như sau:

- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi, tôi cảm nhận được, khiến tôi nghĩ đến, tôi tự nhắc nhở, tôi vẫn đang may mắn,...

- Tác giả dùng ngôi thứ nhất.

- Phần mở đoạn: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài thơ.

- Phần thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài; làm rõ bằng từ ngữ, hình ảnh trong bài.

- Phần kết đoạn: Phần này khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó với bản thân.

- Những từ ngữ theo kiểu lặp lại: Hình ảnh, người cha, người con, tình cảm, thể hiện, ân cần, che chở,...

1.3. Hướng dẫn quy trình viết

* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

- Xác định đề tài:

+ Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

+ Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn vẫn là bao nhiêu?

- Thu thập tư liệu:

+ Cần tìm những thông tin nào?

+ Tìm những thông tin ấy ở đâu?

+ Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

- Tìm ý:

+ Đọc diễn cảm bài thơ vải lần để cảm nhận âm thanh, vải, nhịp điệu của bài thơ vả xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em,

+ Tim và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu tử mà tác giả bài thơ sử dụng

+ Xác định chủ đề của bài thơ

+ Lý giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

- Lập dàn ý:

+ Mở đoạn giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

+ Thân đoạn trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát.

+ Kết đoạn khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

* Bước 3: Viết đoạn:

- Dựa vào dàn ý, viết một đoạn vẫn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

- Chỉnh sửa chính tả, lỗi dùng từ (nếu có)

- Đọc lại đoạn văn của em để xem xét lại những cảm xúc, tình cảm mà em đã chuyển tải.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ em đã đọc.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài thơ em nắm rõ nội dung nhất.

- Đoạn văn cần có 3 phần đầy đủ: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

b. Lời giải chi tiết:

Chọn bài thơ Ông đồ:

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, yêu cầu cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn hay và sáng tạo nhất.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Bài học Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ đã học. Các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON