Bài soạn Ôn tập (Bài 7) thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 7: Gia đình thương yêu. Hy vọng các em sẽ có một tiết học thật hữu ích nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ôn tập (Bài 7) tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học
- Bài Những cánh buồm
- Bài Mây và sóng
- Bài Con là...
1.2. Lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Bước 3: Viết đoạn.
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
2. Soạn bài Ôn tập (Bài 7)
Câu 1. Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là... và nêu nội dung chính.
Trả lời:
- Những cánh buồm: Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.
- Mây và sóng: Bài thơ ngợi ca tình mẫu từ thiêng liêng sâu sắc, những triết lí giản dị mà sâu sắc, đúng đắn về hạnh phúc của gia đình trong cuộc đời.
- Con là: Bài thơ nói về tình cảm gia đình ấm cúng, đặc biệt là tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con.
=> Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản: Cả ba văn bản đều là cách thể hiện tình cảm vô cùng độc đáo, mỗi văn bản thể hiện theo một cách riêng nhưng luôn đẻ người đọc cảm nhận được tình cảm gia đình là vô cùng trân quý đối với mỗi con người.
Câu 2. Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?
Trả lời:
Khi đọc một bài thơ, cần lưu ý:
- Hình thức:
+ Thể thơ.
+ Cách ngắt nhịp, gieo vần.
+ Biện pháp tu từ.
- Nội dung:
+ Từ ngữ.
+ Nội dung, ý nghĩa văn bản ẩn sau lớp từ ngữ.
+ Quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả.
Câu 3. Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
Trả lời:
- Các văn bản trong bài học này gợi cho em một ý nghĩ vô cùng to lớn là tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, chúng ta nên trân quý nó và yêu thương những người trong chính gia đình mình.
Câu 4. Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Trả lời:
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc.
Câu 5. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?
Trả lời:
- Qua bài học này, em rút ra được cần chuẩn bị thật tốt và ghi lại tóm tắt những ý kiến của thành viên trong nhóm, tranh luận trong nhóm về các ý kiến trái chiều và tìm ra điểm chung của các thành viên và thống nhất giải pháp.
Câu 6. Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Trả lời:
- Gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người. Nơi ấy có những người cùng chung dòng máu, có điểm tựa cho chúng ta, có tình yêu thương bất tận và cũng là nơi lưu trữ những cung bậc cảm xúc giận hờn, yêu thương. Cho dù chúng ta vấp ngã hay thành công, hạnh phúc hay đau thương thì gia đình luôn dang rộng vòng tay để chúng ta tìm về nương náu. Không có tình cảm nào cao quý và quan trọng bằng tình cảm gia đình. Bởi vậy mỗi người cần biết yêu thương, vun đắp và xây dựng tình cảm gia đình.
Các em có thể tham khảo bài giảng Ôn tập (Bài 7) để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc về một văn bản đã học mà em thích nhất.
Trả lời:
Chọn bài: Con là… của Y Phương
Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dạy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Con là… của Y Phương, người đọc nhận thấy tình yêu thương của cha chính là thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Dù cha không nói nhiều, nhưng những câu chữ ít ỏi đó đủ để cho thấy tình yêu thương sâu nặng của cha dành cho những đứa con yêu quý của mình. Cha nói rằng khi con là con của cha, thì nỗi buồn dù có to bằng trời thì vì có con nên cũng sẽ được an ủi, lấp đầy, sẽ biến mất. Khi con là niềm vui, thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp, đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu, dù nó bé tí xíu nhưng cũng đủ thắp sáng lên ngôi nhà bé nhỏ. Và cha khẳng định đầy triết lí rằng, trong mỗi gia đình, khi cha và mẹ có những rạn nứt thì con cái chính là sợi dây kết nối giữa cha và mẹ, tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hoàn chỉnh. Đối với người cha, con là những điều vừa to lớn vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời người cha. Con chính là sợi dây kết nối giúp cho gia đình hạnh phúc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu gia đình và cũng là bài học để mỗi người con cảm thấy ý nghĩa quan trọng của mình với mẹ cha, từ đó ta sống ý nghĩa hơn từng ngày.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập (Bài 7) Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.